Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư chiếm tỉ lệ cao ở Việt Nam. Để điều trị ung thư có nhiều phương pháp: phương pháp xạ trị, hóa trị, điều trị đích, miễn dịch, phẫu thuật,…Vậy có những cách điều trị ung thư vòm họng nào hiệu quả và tiên lượng sau điều trị ra sao? Người ung thư vòm họng có thể sống được bao lâu? Cùng Chaobacsi.org tìm hiểu bạn nhé!
Điều trị ung thư vòm họng cần căn cứ vào tuổi tác, giai đoạn bệnh, thể trạng người bệnh, vấn đề kinh tế-xã hội. Hai phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay với ung thư vòm họng là xạ trị và hóa trị. Các phương pháp này được dùng kết hợp hoặc riêng lẻ tùy vào giai đoạn bệnh.
Xạ trị ung thư vòm họng
Xạ trị hiểu đơn giản là sử dụng các tia ion hóa năng lượng cao để loại bỏ các tế bào ung thư. Nhưng tia xạ có thể là nguyên nhân gây ung thư nên xạ trị chỉ được dùng trong điều trị ung thư mà không dùng điều trị bệnh khác.
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư vòm mũi họng được áp dụng rất nhiều. Kết quả kiểm soát được ung thư vòm họng tại chỗ đạt được trên 75% trường hợp, trên 95% trường hợp các khối u khu trú.
Hóa trị ung thư
Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất trong điều trị ung thư. Đó là phương pháp gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư. Điều trị hóa chất cổ điển thường gây độc tế bào ung thư nhưng cũng gây độc với các tế bào khác trong cơ thể, điều trị đích thì hóa chất sẽ chỉ hướng đến vị trí đích ung thư để tiêu diệt. Mỗi phương pháp đều có lợi hại riêng và cần tùy vào sự đáp ứng của từng cá nhân.
Điều trị ung thư giai đoạn sớm
Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn. Giai đoạn sớm hay giai đoạn I người ta thường lựa chọn phương pháp xạ trị đơn thuần. Phương pháp này mang lại kết quả khả quan về việc kiểm soát tại chỗ. Xạ trị trong vòng 6-7 tuần.
Giải đáp thắc mắc về điều trị ung thư vòm họng (Nguồn: Youtube)
Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn II
Ở giai đoạn II, tỉ lệ di căn xa đã tăng cao hơn. Ở giai đoạn này, người ta lựa chọn điều trị phối hợp cả hai phương pháp xạ trị và hóa trị. Theo thống kê, việc chỉ sử dụng hóa trị đơn thuần cho tiên lượng xấu hơn.
Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn III
Ở giai đoạn này, việc thêm hóa chất vào điều trị xạ trị cho thấy khả năng sống tăng lên 4-6%. Nó có thể hạn chế di căn xa, hóa xạ cho thấy hiệu quả cao nhất so với việc dùng hóa chất trước xạ trị hay hóa chất bổ trợ sau xạ trị.
Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Ung thư vòm họng là ung thư nhạy cảm với hóa chất. Với những bệnh nhân tái phát hay di căn xa thì thường được chỉ định hóa chất toàn thân. Những bệnh nhân này có thể sống thêm trung bình 12-15 tháng, có thể lên tới 2 năm kể cả khi bệnh nhân đã di căn xương, di căn phổi đơn độc.
Ung thư vòm họng có thể sống được bao lâu?
Tiên lượng ung thư vòm mũi họng thế nào? Người bị ung thư vòm mũi họng có thể sống được bao lâu? Đây thực sự là một câu hỏi khó trả lời vì còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng và sự đáp ứng với điều trị. Theo thống kê, tỉ lệ người bệnh có thể sống thêm 5 năm giảm dần theo các giai đoạn từ I đến IV là 90%, 84%, 75%, 58%.
Đối với bệnh nhân sau điều trị, việc khám định kì để kiểm soát di căn hay tái phát là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân cần nhớ đi khám định kì mỗi 3 tháng trong năm đầu tiên, mỗi 4-6 tháng ở 2 năm tiếp theo và sau đó 1 năm cần đến khám lại một lần.
Nói chung, ung thư vòm họng là loại ung thư không hiếm gặp ở Việt Nam, khả năng có thể sống được trên 5 năm nếu được điều trị sớm và kiểm soát tốt là khá cao, chính vì thế nếu quan tâm tới sức khỏe bản thân và đi khám định kì thì tiên lượng được cải thiện rất lớn!
Tìm hiểu rõ hơn về các loại ung thư tại đây bạn nhé:
- Cảnh báo nguyên nhân gây ung thư đến ngay từ những thói quen hàng ngày
- Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết từ giai đoạn sớm
- 15 dấu hiệu ung thư thường gặp nhất ai cũng cần chú ý
Hi vọng bài viết trên đây chaobacsi.org đã mang tới những thông tin hữu ích cho đọc giả. Đừng quên tiếp tục theo dõi và ủng hộ chaobacsi.org bạn nhé!