Ăn uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân khiến cơ thể bị nhiễm sán. Dưới đây là 5 món ăn có nguy cơ nhiễm giun sán, cần đặc biệt chú ý để phòng tránh.

Bệnh sán dây và ấu trùng sán phân bố ở tất cả các vùng miền và ở mọi đối tượng. Nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm sán là do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, không đảm bảo ăn chín uống sôi khiến ấu trùng sán có điều kiện sinh sôi, phát triển trong cơ thể. Vì vậy, khi gặp những món ăn dễ nhiễm giun sán dưới đây, cần chế biến sạch sẽ và chín kỹ để tiêu diệt ký sinh trùng.

1. Tiết canh

Tiết canh là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên đây lại là nguồn rất dễ lây nhiễm sán cho người. Tiết canh về bản chất chính là máu sống chế biến cùng các loại thịt và gia vị khác, nên dễ nhiễm vi khuẩn ký sinh trùng, nhất là máu của gà, lợn… đang bị bệnh.

Nếu ăn phải tiết canh có nhiễm ký sinh trùng sẽ có nguy cơ nhiễm giun sán, liên cầu lợn, bệnh về tiêu hóa, viêm não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy nên hạn chế hoặc từ bỏ thói quen ăn tiết canh để đề phòng bị nhiễm sán.

5 món ăn có nguy cơ nhiễm giun sán nên tránh - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - bò bít tết giun sán món ăn có nguy cơ nhiễm giun sán nem chua nhiễm giun sán rau sống tiết canh
Tiết canh là món ăn dễ nhiễm giun sán (Ảnh: internet)

2. Các món tái

Các món tái như thịt bò tái, bò bít tết, tôm tái, hịt heo tái… là những món ăn dễ nhiễm giun sán do không được nấu chín kỹ….Trong thịt bò, tôm, cá tái thường chứa các loại ký sinh trùng như ấu trùng sán, sán xơ mít (sán dải bì), sán lá gan, trứng giun. Giun, sán khi đi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ruột, gan và các bộ phận khác.

Để tránh nhiễm giun sán, nên nấu chín kỹ, tránh ăn các loại thịt tái, thịt chưa nấu chín kỹ.

Thịt bò bít tết, bò tái có nguy cơ lây nhiễm sán sang người (Ảnh: internet)

3. Nem chua

Nem chua được làm từ bì lợn, da lợn, thịt lợn trộn lẫn các loại gia vị khác rồi cho lên men. Đây chỉ là món thịt tái được lên men, không được đun nấu kỹ càng nên khi ăn vào rất dễ bị nhiễm ấu trùng sán lợn hoặc sán lợn nếu ăn phải nem làm từ thịt lợn gạo. Bên cạnh đó, nem chua nếu chế biến và bảo quản không đảm bảo vệ sinh sẽ dễ nhiễm vi khuẩn, nấm mốc… gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Nem chua dễ lây nhiễm giun sán sang người nếu được chế biến từ thịt lợn gạo (Ảnh: internet)

4. Rau sống

Rau sống cũng là loại thực phẩm dễ nhiễm giun sán nếu không được rửa sạch. Nhất là các loại rau được tưới bằng nguồn nước bẩn chứa nhiều vi khuẩn. Các ấu trùng giun, sán cũng dễ ký sinh trên các loại rau sống. Khi ăn rau sống có chứa ấu trùng sẽ bị nhiễm giun, sán và mắc các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc… Vì vậy khi ăn rau sống cần rửa sạch nhiều lần với nước muối, rửa dưới vòi nước để cuốn trôi các loại vi khuẩn. Hạn chế ăn rau sống ngoài hàng mà nên tự trồng hoặc mua về nhà tự rửa để đảm bảo vệ sinh.

Rau sống rửa không kỹ là nguồn lây nhiễm sán (Ảnh: internet)
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

5. Ốc, cua, tôm

Ốc, cua, tôm… là những sinh vật sống trong môi trường bùn thường chứa rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn có hại. Mỗi con ốc có thể chứa từ 3000 – 6000 ký sinh trùng giun ống. Nếu nấu không chín kỹ sẽ có nguy cơ nhiễm giun. Vì vậy cần nấu chín kỹ, khi ăn bỏ phần đuôi ở cuối vì phần này chứa nhiều vi khuẩn. Trước khi chế biến cần sơ chế ốc thật sạch bằng cách ngâm với nước vo gạo hoặc ớt rồi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi hết nhớt và bùn đất.

Ốc, tôm, cua… là những sinh vật dễ bị nhiễm sán (Ảnh: internet)

Trên đây là 5 món ăn dễ nhiễm giun sán thường gặp nhất. Vì vậy nên từ bỏ thói quen, hoặc hạn chế tối đa khi ăn các món ăn này. Tốt nhất nên thực hiện ăn chín uống sôi để phòng bệnh ngay từ đầu.

Bạn thấy bài này hay không?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz