Ho là một tình trạng xuất hiện khá phổ biến, thậm chí có thể xuất hiện những cơn ho khi cơ thể đang hoàn toàn khoẻ mạnh. Do đó, ho không được coi là một bệnh lí mà đơn thuần chỉ là một triệu chứng của đường hô hấp. Nhiều khi, ho được coi là có lợi.
1. Ho là gì?
Ho là một phản xạ có điều kiện được thực hiện khi đường hô hấp của bạn bị kích thích, khi đó phổi sẽ đẩy một lượng khí ra ngoài. Phản xạ ho có thể xảy ra một cách cố ý hay vô ý.
Một số người ho để làm sạch cổ họng, tuy nhiên một số khác xuất hiện phản xạ ho là triệu chứng của một số bệnh lý.
Người ta phân loại các cơn ho dựa và thời gian tồn tại các phản xạ ho:
- Cơn ho cấp tính: <2 tuần
- Cơn ho bán cấp: 3-8 tuần
- Cơn ho mạn tính: >8 tuần
Trong trường hợp có ho ra máu hay ho mạnh khiến cơ thể mệt mỏi, bạn cần liên hệ bác sĩ ngay để được chẩn đoán bệnh lý liên quan.
2. Các triệu chứng có thể đi kèm với ho
Ho đơn thuần là một triệu chứng, thông thường người ta sẽ thấy xuất hiện vài triệu chứng đi kèm với ho, như:
- Sốt
- Nhức mỏi
- Viêm họng
- Đau đầu
- Sổ mũi
- Đổ mồ hôi đêm
- Buồn nôn, nôn ói
3. Nguyên nhân gây ho
Có nhiều nguyên nhân gây ho, nhưng tất cả các nguyên nhân đều do sự kích thích đường hô hấp, khiến phổi đẩy ra một lượng khí với áp suất và tốc độ lớn:
Làm sạch cổ họng
Ho chính là cách để làm sạch cổ họng. Khi đường thở bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy hay các phân tử lạ ở bên ngoài xâm nhập như khói, bụi. Lúc này, phản xạ ho được thực hiện nhằm mục đích làm sạch đường thở tống các phân tử lạ ra ngoài.
Virus và vi khuẩn
Phần lớn những nguyên nhân gây ho là do viêm đường hô hấp như: Cảm lạnh, cảm cúm.
Viêm đường hô hấp thường gây ra bởi virus và thời gian nó kéo dài có thể vài ngày cho đến 1 tuần.
Hút thuốc
Hút thuốc là nguyên nhân khá phổ biến gây nên các cơn ho. Người ta nhận thấy những cơn ho gây nên bởi khói thuốc lá thường là cơn ho mạn tính với âm thanh khác biệt.
Hen suyễn
Hen suyễn là một nguyên nhân gây ho phổ biến ở trẻ em. Thông thường, cơn ho khi lên cơn hen suyễn thường liên quan đến thở khò khè, cho nên rất dễ để nhận biết.
Khi cơn ho trở nên nghiêm trọng, trẻ cần được điều trị hỗ trợ bằng thuốc xịt hen suyễn để giúp giảm cơn hen suyễn từ đó giảm bớt được các cơn ho.
Sử dụng thuốc
Triệu chứng ho khi sử dụng thuốc được coi là một tác dụng phụ của thuốc. Các loại thuốc có thể gây ho như: Thuốc tăng huyết áp, thuốc điều trị bệnh tim.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính thường gặp như trên thì người ta còn nhận thấy một số nguyên khác, như:
- Tổn thương dây thanh âm
- Viêm phổi
- Ho gà
- Bệnh bạch hầu thanh quản
- Tắc động mạch phổi
- Suy tim
- Trào ngược dạ dày thực quản
4. Khi nào cơn ho trở nên nguy hiểm
Thông thường, tình trạng ho sẽ kéo dài chỉ khoảng 2 tuần sẽ bắt đầu giảm bớt. Tuy nhiên, nếu trong vòng 2 tuần tình trạng ho vẫn nặng hơn thì bạn nên đến ngay bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu cho những bệnh lý nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, nếu bạn có xuất hiện thêm những triệu chứng kèm theo như: Sốt, đau ngực, đau đầu,…Đặc biệt là có ho ra máu và gây khó thở, bạn cần đến ngay trung tâm y tế càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.
5. Điều trị ho như thế nào?
Có nhiều cách để trị ho dứt điểm, nhưng chúng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn ho. Phần lớn ở những người trưởng thành, hệ miễn dịch và sức đề kháng của họ đã hoàn thiện thì việc điều trị ho chủ yếu là thay đổi thói quen có hại và chăm sóc tốt bản thân đặc biệt là đường hô hấp.
Điều trị tại nhà
Nếu nguyên nhân gây nên cơn ho của bạn là virus thì kháng sinh lúc này không hề có tác dụng. Do đó, bạn cần làm dịu những cơn ho của mình bằng cách:
- Uống đủ nước để giữ ấm và ẩm cho cổ họng
- Kê đầu cao khi ngủ
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy và làm sạch cổ họng
- Tránh các yếu tố ngoài xâm nhập vào đường thở
- Sử dụng thuốc xịt thông mũi
- Sử dụng các sản phẩm làm dịu cổ họng
Điều trị bằng thuốc
Kháng sinh sẽ được sử dụng nếu nghi ngờ ho do vi khuẩn gây nên. Bên cạnh đó, nếu các cơn ho do virus gây cho bạn khó chịu thì việc sử dụng thuốc ức chế ho là cách hiệu quả để giảm bớt cơn ho.
6. Ngăn ngừa ho bằng cách nào?
Thỉnh thoảng, nếu bạn ho húng hắng thì thường nhằm mục đích làm sạch đường thở của bạn. Vì vậy, để hạn chế ho bạn cần đảm bảo đường hô hấp mình được sạch nhất có thể bằng các cách sau:
Ngừng hút thuốc
Việc hút thuốc khiến những cơn ho của bạn trở nên dai dẳng hơn và khó điều trị hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống
Theo một nghiên cứu năm 2004 cho rằng, những người có chế độ ăn nhiều rau, củ quả sẽ ít xuất hiện các triệu chứng mạn tính về đường hô hấp hơn, chẳng hạn như ho.
Ngăn ngừa bệnh lý
Việc hạn chế tiếp xúc với những người có bệnh lây nhiễm, sẽ bảo vệ đường hô hấp của bạn tránh khỏi những mầm bệnh.
Nếu bản thân bạn là người đã mang bệnh dễ gây ho thì bạn cần ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của mình.
Ho không phải là một bệnh lý, ho chỉ là một triệu chứng. Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn biết rằng hệ hô hấp của mình có đang ổn hay không. Để hạn chế thấp nhất những biến chứng do cơn ho dai dẳng gây ra, bạn nên chủ động chăm sóc và kiểm soát sức khoẻ một cách chặt chẽ.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết tại đây:
- Người bị bệnh thoái hoá cột sống nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau?
- Nên hay không nên cắt amidan cho trẻ?
Đừng quên tiếp tục theo dõi và ủng hộ Chaobacsi bạn nhé!