Rối loạn tiền đình là một hội chứng rất hay gặp phải ở những người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh. Những dấu hiệu sau đây sẽ báo cho bạn biết sự xuất hiện của hội chứng rối loạn tiền đình để đi khám và dùng thuốc đúng cách.

Hệ thống tiền đình là một hệ thống phức tạp. Nó gồm có hai phần là hệ thống tiền đình ngoại biên và hệ thống tiền đình trung ương. Về chức năng, nó phụ trách việc kiểm soát tư thế, điều khiển vận động của các cơ cổ, cơ thân, các chi để điều hòa tư thế tổng thể, hệ thống tiền đình trung ương còn có chức năng phân tích, xử lý thông tin được thu nhận các giác quan để đưa ra tín hiệu trả lời.

5 dấu hiệu rối loạn tiền đình và nguyên nhân thường gặp - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - dấu hiệu rối loạn tiền đình hội chứng rối loạn tiền đình nguyên nhân rối loạn tiền đình rối loạn tiền đình rối loạn tiền đình có nguy hiểm không triệu chứng rối loạn tiền đình
Hệ thống tiền đình (Nguồn: Internet).

Tùy vào nguyên nhân, người mắc hội chứng này có thể gặp triệu chứng rối loạn tiền đình trung tâm hay rối loạn tiền đình ngoại biên. Nhìn chung, cả hai thể rối loạn tiền đình này đều có những điểm chung cơ bản sau đây.

1. Chóng mặt

Chóng mặt là dấu hiệu rối loạn tiền đình rất thường gặp. Khi chóng mặt, người bệnh có cảm giác xung quanh quay cuồng, quay rất nhanh và mạnh, cảm giác rất khó chịu. Cùng với đó, người bệnh có phản ứng vã mồ hôi và thấy trông chênh sợ ngã.

2. Buồn nôn

Người rối loạn tiền đình thường có cảm giác buồn nôn, nôn. Phản ứng này thứ nhất là hệ quả của việc bệnh nhân chóng mặt, bước đi không vững, thứ hai là do những tổn thương của hệ thần kinh.

3. Rối loạn thăng bằng

Ở người rối loạn tiền đình thì thường cảm thấy mất thăng bằng. Mất thăng bằng có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng tùy từng trường hợp. Ở trường hợp nặng, bệnh nhân không đứng lên được. Đối với những người rối loạn thăng bằng nhẹ, nhiều khi họ không phát hiện ra mà cần được kiểm tra qua một vài biện pháp thăm khám.

Các biện pháp thăm khám này không khó, nếu biết thì bạn cũng có thể kiểm tra thử tại nhà:

  • Dấu hiệu Romberg: Đây là thuật y khoa nhưng cách làm không khó như bạn tưởng. Người bệnh nhắm mắt, đứng ở tư thế hai chân chụm lại, tay giơ thẳng ra phía trước, dấu hiệu dương tính khi người bệnh đứng không vững, có xu hướng đổ về một phía.
  • Bước đi hình sao: Cách làm cũng vô cùng đơn giản. Người bệnh nhắm mắt ở tư thế đứng, người khám yêu cầu họ bước lên phía trước một đoạn-sau đó lại lùi lại phía sau. Sau nhiều lần làm lặp đi lặp lại, vì đường đi của bệnh nhân vốn dĩ không thẳng nên sẽ có hình zíc zắc, dựa vào đó có thể kết luận dấu hiệu dương tính.
Triệu chứng rối loạn tiền đình (Nguồn: Internet).

4. Rung giật nhãn cầu

Có thể bạn chưa từng nghe tới từ “rung giật nhãn cầu”, bạn có thể hiểu đơn giản đó là sự vận động của cả hai nhãn cầu. Sự vận động này trông nhãn cầu như đang rung vì nó xuất hiện đều đặn, có nhịp điệu và liên tục, nó thường xuyên thay đổi hướng của sự chuyển động nhãn cầu. Dấu hiệu này không thường xuyên gặp và cũng ít người phát hiện ra.

5. Giảm thính lực, ù tai

Trong nhiều trường hợp, người mắc hội chứng rối loạn tiền đình cũng cảm thấy giảm thính lực, ù tai vì dây thần kinh tiền đình đi trong ốc tai, cùng dây ốc tai đi đến nhân tiền đình ở sàn não thất IV. Các vấn đề về cơ chế ở hệ thống thần kinh là tương đối phức tạp.

Xem video để hiểu rõ hơn về rối loạn tiền đình (Nguồn: Youtube)

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Nguyên nhân rối loạn tiền đình thường gặp

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là một bệnh lý rất đơn giản, ai đến tuổi ngoài 40 cũng thường gặp. Điều này là sự nhầm lẫn rất lớn. Rối loạn tiền đình chỉ là một hội chứng, không phải một bệnh lý. Ở những người ngoài 40 tuổi, có thể là lành tính, nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan, nếu thấy bất thường về sức khỏe, chúng ta cần đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời nếu có xuất hiện những vấn đề phức tạp hơn:

  • Rối loạn tiền đình do viêm dây tiền đình do virus
  • Nguyên nhân do u góc cầu tiểu não
  • Nguyên nhân do u thân não
  • Nguyên nhân do tai biến mạch máu não
  • Nguyên nhân do xơ cứng rải rác hoặc có khối áp xe ở thân não
Những đối tượng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình (Nguồn: Internet).

Nói chung, hội chứng rối loạn tiền đình là hội chứng hay gặp ở nhiều trường hợp. Nguyên nhân cần phải được thăm khám, thẩm định từ bác sĩ chuyên khoa. Đừng chủ quan với sức khỏe bản thân bạn nhé!

Bạn ơi, bài này hay chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz