Thời điểm giao mùa cũng là lúc bùng phát bệnh tay chân miệng ở trẻ. Cùng xem cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ để bảo vệ sức khỏe bé nhé!

Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus Enterovirus và Coxcakieruses gây nên, đặc biệt là Enterovirus 71. Chúng lây qua đường tiêu hóa, xâm nhập vào hệ bạch huyết rồi đi vào các cơ quan, trong đó có hệ thần kinh trung ương. Bệnh lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với đồ vật có mầm bệnh, hoặc qua ăn uống hằng ngày. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi.

Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ ba mẹ cần chú ý - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - cách phòng bệnh tay chân miệng Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ phát ban phỏng dạng nước sốt cao
Bệnh tay chân miệng cho Enterovirus gây nên (ảnh: internet)

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Bệnh có các dấu hiệu khác nhau tương ứng với từng giai đoạn tiến triển của bệnh:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Từ 3-7 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh
  • Giai đoạn khởi phát: Trẻ có các dấu hiệu như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy, quấy khóc… Giai đoạn này kéo dài từ 1-2 ngày.
  • Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này kéo dài từ 3-7 ngày với các dấu hiệu điển hình như viêm loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông.

Sau giai đoạn này nếu bệnh không thuyên giảm có thể dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như sốt cao liên tục, li bì, da xanh xao, khó thở, chân tay yếu, không ăn uống được….Có thể dẫn đến các biến chứng như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi…, thậm chí có thể tử vong nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.

Giai đoạn lui bệnh: Nếu không có biến chứng thì trẻ sẽ tự phục hồi hoàn toàn sau 3-5 ngày sau giai đoạn toàn phát.

Bệnh tay chân miệng có các dấu hiệu điển hình như sốt, phát ban dạng phỏng nước ở chân, tay, miệng (ảnh: internet)

Các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng

Cho đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Vì vậy bố mẹ cần kết hợp với trẻ thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng bệnh:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách hình thành thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là trước và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, trước khi ăn hoặc trước khi làm đồ ăn cho trẻ.
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ. Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi hoặc các vật dụng thường tiếp xúc với bé.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi. Không cho trẻ dùng tay bốc thức ăn. Tiệt trùng hoặc làm sạch các dụng cụ như chén, bát, thìa, dĩa… trước khi ăn.
  • Cách ly với người bệnh. Nếu nghi ngờ con có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, bố mẹ không nên cho trẻ đến trường mà nên cho trẻ ở nhà để theo dõi và điều trị, tránh lây lan cho trẻ khác. Bởi bệnh này rất dễ lây lan, nhất là ở môi trường đông người như trường học.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Rửa tay sạch dưới vòi nước để đề phòng bệnh tay chân miệng (ảnh: internet)

Cách xử lý khi phát hiện bệnh tay chân miệng

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu tay chân miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra, theo dõi và có phương án điều trị phù hợp, kịp thời, tránh để các biến chứng xấu có thể xảy ra. Không nên tự tiện bôi các loại thuốc dân gian lên các vết ban, vết lở loét. Bởi trẻ có thể bị dị ứng, nhiễm trùng khiến bệnh càng nặng thêm, đồng thời việc chẩn đoán, điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. Trường hợp có thể dùng thuốc để bôi tại nhà, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa.

Hi vọng một số thông tin trên sẽ giúp các bố mẹ hiểu hơn về bệnh tay chân miệng cũng như cách phòng tránh sao cho hiệu quả.

Bài này có tuyệt không bạn?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz