Bỏng là một trong những tai nạn phổ biến xảy ra ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên cách xử trí khi trẻ bị bỏng như thế nào thì không phải bố mẹ nào cũng nắm rõ.

Trẻ thường hiếu động, lại chưa ý thức được sự nguy hiểm đến từ các vật dụng xung quanh nên rất dễ bị bỏng. Phổ biến là các trường hợp như bỏng do nước sôi, bỏng nước pha sữa, bỏng nước canh nóng, bỏng do làm đổ phích nước, thậm chí có thể bỏng do lửa… Nếu không biết xử trí đúng cách ngay từ đầu thì kể cả vết bỏng nhẹ cũng có thể để lại hậu quả lâu dài về sau cho trẻ. Dưới đây là các cách xử trí khi trẻ bị bỏng mà bố mẹ nào cũng phải nằm lòng.

Các loại thuốc và vật dụng y tế cần có

Để đề phòng trẻ có thể bị bỏng bất cứ lúc nào, trong nhà luôn phải có sẵn các loại thuốc và vật dụng y tế sau:

  • Chai nước muối sinh lý NaCl 0,9%
  • Tuýp kem trị bỏng BIAFINE hay SILVIRIN dễ dàng mua ở các nhà thuốc.
  • Bông gòn, gạc vô trùng, băng keo, urgo…
Cách xử trí khi trẻ bị bỏng nhanh nhất có thể - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - thuốc trị bỏng BIAFINE thuốc trị bỏng SILVIRIN trẻ bị bỏng vòi nước chảy xử trí khi trẻ bị bỏng
Thuốc trị bỏng Biafine cho trẻ (Ảnh: internet)

Cách xử trí khi trẻ bị bỏng

Ngay khi phát hiện ra trẻ bị bỏng , bố mẹ ngay lập tức thực hiện những điều sau:

  • Đầu tiên cần đưa bé đến ngay vòi nước để nước chảy lên vết thương cho đến khi trẻ giảm hẳn cảm giác đau. Mục đích của việc này là để thoát nhiệt, giúp da không bị mất nước từ đó giảm đau, giảm diện tích da bị bỏng và giảm tổn thương của da. Lưu ý không dùng nước đá lạnh để chườm hoặc xối lên vết bỏng.
  • Trường hợp bé bỏng lên cả quần áo, bố mẹ cần cho trẻ ngâm mình trong chậu nước hoặc đứng dưới vòi nước rồi nhẹ nhàng cởi quần áo, hoặc dùng kéo cắt quần áo ra cho bé. Tuyệt đối không cởi mạnh tay sẽ khiến da bị lột theo quần áo.
  • Tiếp đó, khi vết bỏng đã thuyên giảm, dùng gạc lau sạch và bôi một lớp dày thuốc trị bỏng BIAFINE hoặc SILVIRIN lên vết bỏng. Nếu trẻ bị bỏng ở bàn tay, bàn chân thì cần tách các ngón tay, chân của trẻ ra rồi băng lại bằng gạc sạch. Sau đó tùy tình hình vết bỏng để đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Nếu vết bỏng không nghiêm trọng có thể tự điều trị tại nhà thì trẻ cần được thay băng gạc mỗi ngày. Rửa vết bỏng bằng nước muối NaCl 0,9%, bôi kem bỏng lên vết bỏng, sau đó dùng gạc sạch băng lại để tránh nhiễm trùng.
Cần đưa trẻ đến dưới vòi nước ngay khi trẻ bị bỏng (Ảnh: internet)

Những điều không nên làm khi trẻ bị bỏng

Khi trẻ bị bỏng, bố mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các phương pháp dân gian như bôi kem đánh răng hay bôi nước mắm lên vết bỏng. Bởi vết bỏng không chỉ không thoát nhiệt được mà còn có thể khiến vết bỏng bi nhiễm trùng gây tổn thương nặng hơn.

Phòng tránh tai nạn bỏng nước ở trẻ

Để phòng tránh việc bé bị bỏng do nước sôi, bố mẹ cần thực hiện những điều sau:

  • Luôn để xa tầm tay với của trẻ các đồ vật có thể gây bỏng, như phích nước, ấm nước sôi, cốc nước nóng, nồi canh…
  • Luôn để trẻ trong tầm mắt. Trường hợp người lớn bận việc không trông trẻ được, cần cho trẻ vào nôi, cũi…để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Cho trẻ tránh xa các vật dụng có thể gây bỏng (Ảnh: internet)

Trên đây là các cách xử trí khi trẻ bị bỏng mà bố mẹ nào cũng cần biết. Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp bố mẹ biết cách xử trí đúng đắn để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz