Hiện nay bệnh tự kỷ xuất hiện ngày càng phổ biến ở trẻ em, cha mẹ cần nhận biết sớm được dấu hiệu của bệnh tự kỷ để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
1. Chậm nói
Chậm nói là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất khi trẻ bị bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, biểu hiện chậm nói của trẻ lại khác nhau, có trẻ không nói gì cả, có trẻ thì biết nói chậm hơn nhiều so với các bé cùng tuổi. Phụ huynh nên so sánh khả năng nói chuyện của các bé với bạn cùng trang lứa để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Thông thường, trẻ từ 13 – 14 tháng tuổi là bắt đầu tập nói nhưng đối với trẻ tự kỷ thì có thể đến 24 tháng hoặc 3 – 4 tuổi mới nói được.
2. Tránh giao tiếp bằng cử chỉ, ánh mắt
Trẻ bị bệnh tự kỷ khó diễn tả cảm xúc thông qua cử chỉ, ánh mắt. Trẻ sẽ không giao tiếp được bằng mắt, không hiểu cử chỉ, nét mặt của người khác mang ý nghĩa gì. Biểu hiện thường thấy nhất là trẻ bị bệnh tự kỷ khi giao tiếp sẽ tránh nhìn thẳng vào mắt người khác.
3. Ghét đụng chạm cơ thể
Trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ cảm thấy khó chịu với tất cả sự tiếp xúc, đụng chạm cơ thể ngay cả từ người thân như bố mẹ, ông bà,… Trẻ sẽ không cho bố mẹ ôm, hôn để thể hiện tình cảm với trẻ. Đối với cha mẹ, việc thể hiện tình cảm thông qua những cái ôm, hôn là bình thường nhưng đối với trẻ tự kỷ thì những hành động này dường như là quá sức chịu đựng.
Khi con bạn thường xuyên có những hành vi chống đối, không muốn cho bạn ôm hoặc bế con thì đây là dấu hiệu bệnh tự kỷ, bố mẹ cần cho con đi khám để chữa trị sớm.
4. Hành động bất thường
Hành vi bất thường của trẻ bị bệnh tự kỷ có thể là liên tục lặp lại một từ, một hành động nào đó hoặc thích trốn tránh mọi người bằng cách trốn trong phòng, gầm giường,… Có những trẻ còn tự làm đau bản thân bằng cách tự vỗ lên đầu, tự cào cấu bản thân.
5. Ghét chơi cùng nhiều người
Trẻ con ưa thích tìm tòi, khám phá thế giới nên thường xuyên vận động, chạy nhảy, nô đùa với bạn bè xung quanh. Nhưng đối với trẻ bị bệnh tự kỷ thì ngược lại, các bé sẽ chỉ thích chơi một mình với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, xe ô tô,…. Khi bị người khác lấy mất đồ chơi, bé sẽ tức giận, la hét, khóc thét đòi lại bằng được.
6. Vận động chậm chạp
Trẻ bị bệnh tự kỷ không chơi đùa với bạn bè mà chỉ thích chơi một mình nên khả năng phản xạ, vận động của các bé cũng kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Việc bắt chước các động tác, hành động của người khác vô cùng khó khăn đối với trẻ.
7. Khiếm khuyết về trí tuệ
Đa số các trẻ bị bệnh tự kỷ đều có chỉ số IQ thấp do bị khiếm khuyết về trí tuệ từ khi sinh ra. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chậm nói, khó khăn trong vận động, giao tiếp ở trẻ tự kỷ.
Chăm sóc trẻ đúng cách khi trẻ bị bệnh tự kỷ
- Cho trẻ đi khám và điều trị đặc biệt để trẻ phục hồi sớm.
- Trẻ bị bệnh tử kỷ cần tình yêu từ cha mẹ và người thân, cha mẹ nên quan tâm chăm sóc trẻ hơn. Hạn chế nặng lời, quát mắng, chỉ trích các bé.
- Ba mẹ hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, bạn bè xung quanh bé vì bé cần hòa nhập với xã hội dần dần
- .Cha mẹ hãy gần gũi, chơi với trẻ thông qua thói quen, sở thích của trẻ. Đừng ra lệnh cho trẻ làm những việc mà trẻ không thích vì sẽ gây phản ứng tiêu cực cho trẻ.
Bệnh tự kỷ có xu hướng gia tăng đã trở thành mối lo ngại với các bậc phụ huynh vì bệnh này có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống trong tương lai của trẻ. Phụ huynh nếu thấy trẻ có các dấu hiệu trên thì đừng vội kết luận trẻ bị tự kỷ ngay mà nên cho trẻ đi khám chuyên khoa để chữa trị sớm giúp trẻ có cơ hội phục hồi cao hơn.