Một số thói quen của trẻ như mút ngón tay, cắn môi, cắn móng tay, nghiến răng, thở miệng,… tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể gây ra các vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Bố mẹ nên biết rõ tác hại và cách khắc phục để nhắc nhở cũng như hướng dẫn con phòng tránh!

Trẻ em sinh ra thường thực hiện động tác theo bản năng, trong đó có những thứ là tốt, nhưng có những thói quen là không tốt. Nếu bố mẹ không uốn nắn điều chỉnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho con. Ở đây, chaobacsi.org sẽ đề cập tới 6 thói quen rất thường gặp ở trẻ và gây vấn đề nghiêm trọng cho răng miệng về lâu về dài:

  • Mút ngón tay
  • Đẩy lưỡi
  • Cắn môi, má hay móng tay
  • Nghiến răng
  • Thở miệng

1. Thói quen mút ngón tay ở trẻ em

6 thói quen của trẻ gây ra vấn đề răng miệng nghiêm trọng ba mẹ cần nhắc nhở - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - Thói quen cắn môi Thói quen chống cằm khi ngồi học Thói quen đẩy lưỡi Thói quen mút ngón tay ở trẻ em Thói quen nghiến răng Thói quen thở miệng vấn đề răng miệng
Thói quen mút ngón tay ở trẻ em (Nguồn: Internet).

Hành động mút ngón tay của trẻ em có thể do thói quen, do trẻ đói hoặc thèm ăn. Nếu trẻ đói và thèm ăn thì mẹ nên chú ý để cho con ăn đầy đủ. Nhưng nếu do thói quen thì bố mẹ nhất định cần khắc phục cho con ngay từ nhỏ.

Mút ngón tay có thể gây ra:

  • Răng hàm trên mọc nghiêng về phía môi
  • Răng hàm dưới mọc nghiêng về phía lưỡi
  • Sau này răng trẻ thưa gây cắn hở, độ cắn chìa

Cách khắc phục:

  • Nếu trẻ có nhận thức hãy giải thích để trẻ hiểu và chủ động kiểm soát
  • Nếu trẻ chưa có nhận thức bố mẹ có thể đeo bao tay cho trẻ hoặc bôi chất có mùi khó chịu ở ngón tay để trẻ không đay tay lên mút nữa

2. Thói quen cắn môi

Thói quen cắn môi không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn hay gặp ở cả người lớn, cũng giống như thói quen mút ngón tay, cắn môi nhiều sẽ gây lệch lạc các vị trí cấu trúc bình thường của răng, răng thưa và cắn hở.

Để khắc phục vấn đề này bạn hãy tập để môi trên mím mạnh lại ép răng cửa trên vào trong, đồng thời, cùng lúc mím môi dưới phủ lên môi trên.

Các vấn đề về khớp cắn (Nguồn: Internet).

3. Thói quen đẩy lưỡi

Làm sao để biết trẻ có thói quen đẩy lưỡi? Câu trả lời đó là quan sát bộ răng của trẻ. Trẻ thường xuyên đẩy lưỡi có hàm răng trên mọc nghiêng ra phía ngoài, nhô ra trước, răng mọc thưa, cắn hở. Trong quá trình mọc răng, việc liên tục đặt lưỡi vào giữa răng cửa trên và dưới gây cản trở sự mọc răng.

Để khắc phục thói quen đẩy lưỡi cần có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa với các khí cụ chức năng tiền chỉnh nha và các bài tập cơ sinh học. Ba mẹ chú ý để đưa con đi kịp thời ba mẹ nhé.

4. Thói quen nghiến răng

Rất nhiều người cho tới khi trưởng thành vẫn có thói quen ngủ nghiến răng, đó là do ba mẹ không sớm chỉnh từ khi còn bé. Việc nghiến răng có thể xảy ra cả trong khi ngủ và kể cả khi thức. Theo nhiều ý kiến thì thói quen này có thể liên quan đến vấn đề kích thích thần kinh. Nghiến răng nhiều sẽ làm mòn răng, làm đau khớp hàm.

Để khắc phục tình trạng này mẹ nên cho bé đeo máng cao su mềm vào ban đêm. Máng cao su sẽ loại bỏ yếu tố kích thích làm trẻ không có phản xạ nghiến răng và lâu dần sẽ không còn thói quen đó nữa.

Thói quen nghiến răng (Nguồn: Internet).
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

5. Thói quen thở miệng

Trong khi trẻ ngủ, mẹ có thấy bé há miệng ra để thở mà không mím lại, đó chính là dấu hiệu cho thấy bé có thói quen thở miệng. Thói quen này sẽ làm cho bé vẩu hoặc cắn hở sau này. Thêm vào đó, răng có thể mọc chen chúc trên cả hai hàm, mặt dài, đầu hơi ngửa ra phía sau.

Nói chung vấn đề này liên quan đến thói quen, mẹ nên nhắc nhở con thở bằng mũi.

Thói quen thở miệng (Nguồn: Internet).

6. Thói quen chống cằm khi ngồi học

Chống cằm khi ngồi học cũng là thói quen của rất nhiều người. Bạn có biết thói quen này có thể khiến hàm dưới đưa ra trước và gây biến dạng xương hàm mặt, dẫn đến mất thẩm mỹ. Nếu thấy con nhỏ thường xuyên có thói quen này bố mẹ hãy nhắc nhở con bố mẹ nhé.

Thói quen chống cằm khi ngồi học (Nguồn: Internet).

Trên đây là 6 thói quen xấu gây ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng của trẻ mà bố mẹ và thầy cô giáo cần chú ý, quan tâm nhắc nhở để trẻ phát triển toàn diện hơn, tránh nhắc bệnh lệch lạc răng hàm mặt không cần thiết!

Với bài viết trên đây, choabacsi.org hi vọng đã mang tới thông tin hữu ích tới quý độc giả. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ Chaobacsi.org các bạn nhé!

Bài này có hay không bạn?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz