Nếu không được phát hiện sớm và có can thiệp kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết bị rối loạn trong thời gian mang thai. Đường huyết bị rối loạn cộng với khả năng tiết insulin của tuyến tụy bị hạn chế sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng. Những mẹ bầu thừa cân, có tiền sử bị tiểu đường, đã từng sinh con thừa cân hay mang thai trên 35 tuổi… thường có khả năng bị tiểu đường thai kỳ cao hơn.

Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn, đồng nghĩa với việc lượng đường cần được chuyển hóa cao hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào tuyến tụy cũng tiết insulin đầy đủ và kịp thời. Vì vậy dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Mặt khác, khi mang thai, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Nội tiết tố này ảnh hưởng xấu đến insulin gây nên tình trạng rối loạn đường huyết.

Như vậy, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tiểu đường thai kỳ chính là sự thiếu hụt insulin khiến quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng bị ảnh hưởng, khiến đường huyết tăng.

Tiểu đường thai kỳ: nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - biến chứng tiểu đường thai kỳ dấu hiệu tiểu đường thai kỳ insulin phòng tránh tiểu đường thai kỳ rối loạn đường huyết thai kỳ tiểu đường thai kỳ
Rối loạn đường huyết thai kỳ (ảnh: internet)

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, tiểu đường thai kỳ chỉ được phát hiện khi đi thai phụ đi khám và làm xét nghiệm. Tuy nhiên có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để nhận biết sớm:

  • Thường xuyên khát nước;
  • Thức giấc nửa đêm;
  • Vùng kín bị nhiễm nấm;
  • Vết thương khó lành;
  • Mệt mỏi, sụt cân, người uể oải…

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, nhưng lại có nguy cơ để lại biến chứng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Biến chứng đối với mẹ bầu

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải các biến chứng như huyết áp cao, phù nề chân tay, nước ối nhiều dẫn đến sinh non… Bên cạnh đó, thai phụ bị tiểu đường có nguy cơ bi tiền sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường. Mẹ bầu cũng dễ bị chấn thương và tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh do thai nhi to.

Biến chứng đối với thai nhi

Thai nhi to hơn bình thường, thai dễ chết lưu, dị tật về tim mạch, rối loạn hô hấp khi sinh, sinh non… Khi trẻ sinh ra, thường gặp các biến chứng như suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ can xi máu, vàng da, béo phì, đặc biệt là nguy cơ bị tiểu đường rất cao.

Tiểu đường thai kỳ khiến trẻ sinh non, dị tật…(ảnh: internet)

Cách phòng tránh và điều trị tiểu đường thai kỳ

Vì những biến chứng nguy hiểm như trên, nên khi mang thai, các mẹ bầu cần biết cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ. Để phòng tránh cũng như điều trị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng một số nguyên tắc sau:

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Ăn uống hợp lý, khoa học

Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo, ngọt và calo. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc… Không nên ăn quá nhiều mà cần kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày.

Vận động thường xuyên, phù hợp

Vận động giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, nhờ vậy lượng đường sẽ di chuyển đến các tế bào khác thay vì ở lại trong máu. Tuy nhiên không nên tập luyện quá sức ảnh hưởng đến thai nhi. Mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đi bộ, đạp xe hay bơi lội sẽ giúp ngăn ngừa tiểu đường và khắc phục chứng đau lưng, chuột rút thường gặp.

Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Tăng cân quá nhiều vừa khiến cơ thể nặng nề, vừa có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ do hiện tượng kháng insulin. Vì vậy mẹ bầu nên duy trì cân nặng ở mức ổn định trong suốt thai kỳ.

Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động lành mạnh và phù hợp cho mẹ bầu (ảnh: internet)

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ không chỉ kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, mà còn kịp thời phát hiện sớm nếu bị tiểu đường. Từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời, phù hợp.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần biết. Hi vọng các thông tin trên sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bạn ơi, bài này được chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz