Nấm tồn tạo thành nhiều loại vi khuẩn khác nhau sống kí sinh trên người, chúng có thể ảnh hưởng đến bất kì bộ phận ở người. Nấm móng là một trong số những loại nấm có ảnh hưởng trực tiếp đến móng chân và tay của chúng ta. Vậy cách nhận biết nấm như thế nào để tránh được tình trạng này? Cùng tìm hiểu nhé.
Nấm móng là gì?
Nấm móng thường cảm thấy đau xung quanh móng, sưng và tấy đỏ móng. Đây là dấu hiệu của tình trạng nấm móng, nấm thường xuất hiện ở dưới móng, do chúng ta không vệ sinh móng không sạch sẽ dẫn đến các vi khuẩn tích tụ dưới móng và tạo thành nấm.
Các triệu chứng nhận biết nấm móng
Các triệu trứng bao gồm:
- Đỏ
- Sưng tấy
- Đau
- Cảm thấy khó chịu ở dưới móng
- Phồng rộp và mưng mủ
Nếu không điều trị triệt để thì nấm móng sẽ lan sang các bộ phận khác và khiến cho móng đổi màu, ảnh hưởng nặng hơn đến cơ thể.
Cách điều trị nấm móng
Những người bị nấm móng thường là những người bị tiểu đường hoặc những người tiếp xúc nhiều với nước thường xuyên. Vậy, dưới đây là các bước điều trị tại nhà nếu tình trạng của bạn nhẹ:
- Ngâm móng chân, móng tay bị nấm vào nước ấm pha với muối loãng, ngâm hai lần một ngày.
- Cắt bỏ các góc cạnh móng thừa ở hai bên, bởi đây là nơi hay xuất hiện nấm nên chúng ta phải cắt ngọn móng để giảm nấm.
- Chà sạch móng bị nấm sau khi ngâm để ngăn ngừa các loại nấm khác xâm nhập.
- Sử dụng những loại kem chuyên cho trị nấm móng hoặc bôi thuốc kháng sinh lên phần móng bị nấm, rồi băng kín phần vừa bôi. Lặp đi lặp lại trong vài ngày để khỏi nấm triệt để.
Nếu trong trường hợp tình trạng của bạn đã nặng, áp dụng các bước như trên không có hiệu quả, bạn vẫn cảm thấy đau và sưng to ở phần móng bị nấm. Bạn nên đến các cơ sở y tế gặp các bác sĩ để được kiểm tra, vệ sinh bằng các dụng cụ y tế chuyên nghiệp và được bác sĩ kê thuốc để điều trị.
Nguyên nhân nấm móng phát triển?
Dưới và trên móng là nơi ấm và ẩm rất thích hợp cho nấm móng sinh sôi. Gây nhiễm trùng móng có thể là cùng một loại với nấm ngứa trên da. Nấm đã có trong hoặc trên cơ thể bạn có thể gây nhiễm trùng móng.
Nhiễm nấm ảnh hưởng đến móng chân, móng tay, những bộ phận thường tiếp xúc với nước hoặc thường xuyên ở trong môi trường ẩm ướt như đi giày, đi tất, gây ra mồ hôi, dẫn đến nấm. Bên cạnh đó, nấm móng có thể do chúng ta sử dụng dụng cụ làm móng chung cũng có thể dẫn đến nấm.
Ai có nguy cơ bị nhiễm nấm?
Nấm móng thường gặp ở những người:
- Những người mắc các loại bệnh liên quan đến tiểu đường
- Những người trung niên và già
- Những người thường xuyên đeo móng tay giả
- Móng tay bị gãy hoặc gặp chấn thương quanh da
- Ngón tay hoặc ngón chân thường xuyên bị ẩm ướt và không được thoáng
- Có một hệ thống miễn dịch suy yếu
- Đi giày suốt cả ngày
Nhiễm nấm móng có thể ảnh hưởng đến một phần móng, toàn bộ móng hoặc một số móng. Các dấu hiệu phổ biến của nhiễm nấm móng tay bao gồm:
- Móng tay dễ bị gãy, giòn
- Móng méo và rất mỏng
- Móng bị nhiễm trùng do mồ hôi
Làm cách nào để biết mình có bị nhiễm nấm móng hay không?
Mỗi người có một triệu trứng nấm khác nhau, nên nếu muốn biết sớm nhất và chính xác nhất, bạn nên đến gặp các bác sĩ. Họ sẽ kiểm tra móng cho bạn bằng các cạo móng và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm những dấu hiệu của nấm.
Mẹo để ngăn ngừa nhiễm trùng móng tay do nấm
Nấm móng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta nên thay đổi một lối sống để giúp ngăn chặn nấm và tránh được những tổn thương cho móng. Các cách vệ sinh móng hàng ngày để ngăn ngừa nấm bằng cách:
- Sau khi chạm vào móng bị nấm nên vệ sinh tay thật sạch sẽ
- Sau khi tắm nên lau khô người, tránh để tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn
- Nên làm móng ở những nơi đáng tin cậy, vệ sinh dụng cụ làm móng sạch sẽ
- Hạn chế đi chân không giày dép
- Hạn chế sử dụng sơn móng khi bị nấm
- Vệ sinh móng hằng ngày