Ngộ độc thức ăn ở trẻ không phải là tình trạng ít gặp. Bố mẹ cần biết cách xử lý khi ngộ độc thức ăn ở trẻ em để bảo vệ con em nhà mình.

Dấu hiệu ngộ độc thức ăn ở trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, vì vậy dễ mắc ngộ độc hơn so với so với người lớn. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi trẻ ăn uống không đúng cách, không hợp vệ sinh. Một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ bố mẹ cần biết như:

  • Đau bụng đột ngột, quằn quại
  • Buồn nôn hoặc nôn, nôn thức ăn hoặc nôn ra nước.
  • Đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có thể lẫn máu…

Ngoài ra, trẻ còn có một số biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao. Khi bị sốt kèm đi ngoài phân lỏng, bé rất dễ bị mất nước và điện giải, để lâu có thể dẫn đến tình trạng trụy tim mạch.

Khi bé bị mất nước thường có các dấu hiệu như khát nước, môi khô, miệng khô, mắt trũng, người lờ đờ mệt mỏi, nước tiểu ít và sẫm màu…Bé còn có thể bị co giật nếu sốt cao.

Nếu bé bị ngộ độc nặng, không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, cần bình tĩnh và xử lý đúng cách để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.

Cách xử lý ngộ độc thức ăn ở trẻ em bố mẹ cần biết - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - Cách xử lý ngộ độc thức ăn ở trẻ em gây nôn ngộ độc thức ăn ở trẻ nôn mửa phòng tránh ngộ độc thức ăn tiêu chảy
Các dấu hiệu khi trẻ bị ngộ độc thức ăn (ảnh: internet)

Cách xử lý khi ngộ độc thức ăn ở trẻ

Khi phát hiện bé bị ngộ độc thức ăn, việc đầu tiên cần làm là gây nôn để đẩy thức ăn ra ngoài càng nhiều càng tốt.. Bạn dùng ngón tay ngoáy vùng gốc lưỡi để kích thích và giúp bé nôn.

Tiếp theo, mẹ nên cho trẻ nằm nghỉ, uống nước điện giải để bù nước. Tuy nhiên cần cho trẻ uống nước oresol đúng cách để không làm hại con. Lúc này không nên thúc ép trẻ ăn, mà chỉ cho ăn từng chút một các loại thức ăn dễ tiêu như cháo, súp…để phục hồi hệ tiêu hóa. Với các bé còn bú mẹ thì mẹ cho bé bú lại bình thường. Nếu trẻ bị đi ngoài, tuyệt đối không cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy. Thuốc cầm tiêu chảy sẽ làm liệt nhu động ruột khiến chất thải không được thải ra ngoài, tích trữ trong ruột già gây bệnh.

Nếu đã thực hiện theo các cách trên mà tình hình vẫn không cải thiện, trẻ vẫn nôn nhiều, sốt cao, bỏ bú, bỏ ăn… thì cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để theo dõi, kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.

Cần biết cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn (ảnh: internet)

Cách phòng ngộ độc thức ăn ở trẻ

Để phòng tránh ngộ độc thức ăn ở trẻ, bố mẹ cần chú ý:

Luôn cho trẻ ăn chín, uống sôi. Không ăn thức ăn bị ôi thiu, hỏng hóc hay quá hạn.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Mua thực phẩm tại các cửa hàng uy tín, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh mua hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh mua hàng kém chất lượng.

Thực hiện ăn chín uống sôi để đề phòng ngộ độc thức ăn (ảnh: internet)

Thức ăn chưa dùng hết phải được bảo quản kỹ càng.

Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn sẵn bán ngoài đường phố, vỉa hè, thực phẩm tái…

Tập cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Nắm rõ các dấu hiệu cũng như cách phòng tránh tình trạng ngộ độc thức ăn ở trẻ để có cách xử lý kịp thời, tránh để lại hậu quả không may có thể xảy ra. Bố mẹ hãy học cách để trở thành những bác sỹ đầu tiên tốt nhất cho con khi con cần.

Bạn ơi, bài này tuyệt chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz