Thời tiết ngày càng nóng hơn, ai cũng dễ bị say nắng. Biết cách xử trí khi say nắng giúp người bệnh mau chóng bình phục và phóng tránh nguy hiểm.

Nguyên nhân say nắng

Khi ở ngoài đường hoặc tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, các tia nắng sẽ chiếu gay gắt vào vùng cổ, gáy. Ánh sáng mặt trời kết hợp sức nóng làm rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng, lượng mồ hôi đào thải ra nhiều khiến cơ thể bị mất nước gây tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí có thể bị trụy tim mạch. Như vậy, ánh nắng mặt trời và sự mất nước chính là 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng say nắng trong mùa hè.

Cách xử trí khi bị say nắng để mau khỏe hơn - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - chóng mặt hôn mê mệt mỏi say nắng thân nhiệt tăng trụy tim uống nhiều nước xử trí khi say nắng
Nắng nóng là nguyên nhân gây say nắng (Ảnh: internet)

Biểu hiện của say nắng

Tùy vào mức độ, thời gian say nắng mà có những biểu hiện khác nhau, từ nhẹ đến nặng Thường thì sau khi thân nhiệt bắt đầu tăng lên và mất nước, người bị say nắng sẽ có những biểu hiện như:

  • Tim đập nhanh, tăng nhịp thở
  • Cảm thấy hồi hộp trống ngực
  • Mệt mỏi, đau đầu
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Tay chân rã rời
  • Bồn chồn, kích thích nhẹ
  • Khó thở tăng dần, chuột rút
  • Ngất, hôn mê, trụy tim
  • Nặng có thể dẫn đến tử vong
Say nắng thường có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu… (Ảnh: internet)

Cách xử trí khi say nắng

Say nắng tưởng chừng không có gì nghiêm trọng, chỉ cần nghỉ ngơi là được. Tuy nhiên nếu xử trí không đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy khi thấy những biểu hiện ban đầu của say nắng, cần tìm cách sơ cứu nạn nhân khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế để giúp nạn nhân nhanh chóng phục hồi. Các bước xử trí khi say nắng như sau:

Đầu tiên cần tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng cách: Đặt nạn nhân vào chỗ thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo, khăn mũ rồi cho uống nước mát pha muối giúp nạn nhân bù nước và bù điện giải. Đồng thời dùng khăn mát lau khắp cơ thể, nhất là ở những vùng tập trung thân nhiệt như nách, bẹn, cổ…

Dùng khăn mát lau các vùng như nách, cổ, bẹn… để giảm thân nhiệt (Ảnh: internet)

Sau khi sơ cứu xong, cần chuyển bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được truyền bù nước và điện giải. Nếu nạn nhân sốt cao, co giật cần cho uống thuốc hạ sốt, thuốc chống co giật. Nếu nạn nhân hôn mê sâu thì cần đặt ống nội khí quản để hỗ trợ thở bằng máy cho nạn nhân.

Các biện pháp phòng ngừa say nắng

Để phòng tránh tình trạng say nắng vào mùa hè, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Không làm việc quá lâu ở ngoài trời và những nơi có nhiệt độ cao, nắng nóng
  • Khi làm việc ngoài trời cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ chống nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, giày dép, kính…
  • Làm thông thoáng, thoáng mát môi trường làm việc, nhất là các công xưởng, hầm lò.
  • Uống nhiều nước để bù lượng nước thoát ra do mồ hôi.
Uống nhiều nước để đề phòng say nắng mùa hè (Ảnh: internet)

Mùa hè là thời điểm nắng nóng do nhiệt độ tăng cao, dễ gây tình trạng say nắng. Hi vọng cách xử trí khi say nắng như đã hướng dẫn trên đây sẽ giúp các bạn biết cách xử trí đúng đắn khi gặp người bị say nắng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Bạn ơi, bài này tuyệt chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz