Bệnh tiểu đường (Hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh lý chuyển hoá. Liên quan tới bệnh là hàng loạt các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.

Đái tháo đường là bệnh lý đặc trưng bởi nồng độ glucose cao trong máu, bệnh tồn tại hai thể bệnh chính: Đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2, đặc biệt đái tháo đường tuýp 2 là thể bệnh gây những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm nhất như: Mù loà, suy thận, đoạn chi, nhồi máu cơ tim,…Do đó, người bệnh cần ý thức sức khoẻ thông qua việc kiểm soát tốt đường huyết và hạn chế thấp nhất các biến chứng tiểu đường.

8 biến chứng đái tháo đường cực nguy hiểm cần đề phòng - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - bệnh viện điều trị tiểu đường Biến chứng cấp tính Biến chứng đái tháo đường Biến chứng đái tháo đường ở thận Biến chứng đái tháo đường thai kì Biến chứng mạn tính Biến chứng trẻ sơ sinh đái tháo đường sức khỏe tiểu đường
Đái tháo đường để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Biến chứng cấp tính

Đây là những biến chứng xuất hiện một cách đột ngột trong một thời gian ngắn, nhiều khi không có dấu hiệu báo trước.

1. Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là tình trạng máu bị dư thừa lượng axit, gây nên hiện tượng toan hoá. Thông thường, lượng ceton tồn tại trong cơ thể rất ít, nhưng đối với những bệnh nhân đái tháo đường, cơ thể không tạo đủ năng lượng từ quá trình chuyển hoá carbonhydrat khi đó cơ thể tăng cường phân huỷ lipid làm hàm lượng ceton trong máu tăng cao.

Trên lâm sàng, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết người bệnh nhiễm toan ceton bao gồm:

  • Tăng đường huyết đến sớm: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân.
  • Dấu hiệu mất nước: Da niêm khô, mạch nhanh, hạ huyết áp, giảm độ đàn hồi da.
  • Dấu hiệu nhiễm toan: Các dấu hiệu rối loạn hệ tiêu hoá (Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng), thở nhanh nông, khó thở, hơi thở có mùi ceton (Mùi táo chín).

2. Hạ đường huyết

Nguyên nhân gây nên biến chứng cấp tính này có thể do dùng thuốc hạ đường huyết quá liều, ăn kiêng hay nhịn ăn quá mức, uống nhiều rượu khiến cơ thể giảm lượng glucose trong máu xuống dưới 3,6mmol/l (65mg/dL)

3. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu thường xuất hiện nhiều ở bệnh nhân tiểu đường tuýp II và chiếm tới 15% nguyên nhân tử vong của bệnh nhân đái tháo đường.

Nhìn chung, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và hôn mê do nhiễm toan ceton điều là kết quả của quá trình tăng đường huyết dài ngày. Do đó, các dấu hiệu đặc trưng của cả hai biến chứng này về cơ bản đều có triệu chứng của tăng đường huyết cấp tính, sau đó là dấu hiệu mất nước và có thể gây hôn mê sâu. Tuy nhiên, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu sẽ không có dấu hiệu nhiễm toan ceton như hơi thở mùi ceton.

Biến chứng tiểu đường mạn tính

1. Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch được xem là một trong những biến chứng tim mạch của bệnh nhân mắc đái tháo đường. Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa tiểu đường Quốc gia cho thấy, hơn 65% bệnh nhân tiểu đường tử vong là do biến chứng tim mạch. Cho nên, bệnh về tim mạch là một hệ luỵ nguy hiểm cho bệnh nhân đái tháo đường.

Biến chứng đái tháo đường ở tim mạch (Nguồn: Internet)

2. Bệnh về thần kinh

Biến chứng thần kinh xuất hiện phổ biến và khá sớm ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Trong đó gồm có hai thể bệnh thần kinh chủ yếu:

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
  • Bệnh thần kinh ngoại biên: Đây là bệnh lý tác động lên các dây thần kinh cảm giác của người bệnh, chẳng hạn như: Cảm giác đau, nóng,…
  • Bệnh thần kinh tự chủ: Các dây thần kinh chi phối hoạt động tự chủ bị ảnh hưởng làm tăng nhịp tim, tăng tiết mồ hôi, rối loạn hệ tiêu hoá, rối loạn cương dương.

3. Bệnh thận

Tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận là nguyên nhân gây ra biến chứng ở thận như: Suy thận, bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục. Sự ảnh hưởng lên thận ở bệnh nhân đái tháo đường nhiều hơn những người bình thường.

4. Bệnh về mắt

Biến chứng ở mắt xuất hiện do tổn thương các mạch máu của võng mạc, gây nên các bệnh lý ở mắt như: Đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp hay có thể dẫn đến mù loà. Bệnh nhân đái tháo đường thấy nhìn mờ cần đi khám ngay.

5. Biến chứng nhiễm trùng

Nồng độ đường trong máu cao, theo thời gian đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Đồng thời, các hoạt động của bạch cầu bị suy giảm làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế, cơ thể rất dễ nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu, sinh dục,…Trong đó, dấu hiệu “bàn chân đái tháo đường” thường là yếu tố để phát hiện bệnh tiểu đường như: loét ở chân sâu, lâu lành, da khô, nứt nẻ.

Bàn chân đái tháo đường (Nguồn: Internet)

Biến chứng đái tháo đường thai kì

Riêng đối với đái tháo đường thai kì, các biến chứng mà nó để lại như:

  • Thai nhi phát triển sớm: Khi lượng glucose trong người mẹ tăng cao, một phần được chuyển qua thai nhi, lượng glucose này làm tuyến tuỵ của thai nhi phát triển hơn bình thường để đáp ứng đủ insulin. Thế nên, thai nhi thường phát triển khá nhanh và buộc mẹ phải sinh sớm.
  • Nguy cơ tiểu đường tuýp 2: Đây là biến chứng ở trẻ sơ sinh, vì trẻ có nguy cơ béo phì và mắc đái tháo đường tuýp 2 cao hơn những trẻ bình thường.
  • Hạ đường huyết: Tình trạng hạ đường huyết thường xuất hiện ở trẻ sau khi sinh, vì trẻ đã thích ứng việc tiết ra một lượng lớn insulin từ lúc trong bào thai để làm giảm lượng đường do cơ thể mẹ truyền qua, cho nên quá trình đó vẫn tiếp diễn ra sau khi sinh.
  • Thai lưu: Đái tháo đường thai kì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không được kiểm soát và điều trị tốt.
  • Tiền sản giật: Dấu hiệu đặc trưng của tiền sản giật là tăng huyết áp, tăng lượng protein trong nước tiểu. Tiền sản giật nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hệ luỵ vô cùng nguy hiểm thậm chí là đe doạ tính mạng cả mẹ và bé.
Biến chứng đái tháo đường đái tháo đường thai kì (Nguồn: Internet)

Để phòng ngừa các biến chứng của đái tháo đường, cần kiểm tra sức khoẻ định kì, chế độ sống an toàn lành mạnh. Bên cạnh đó, cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, kiểm tra đường huyết hằng ngày để kiểm soát tốt khi có bất thường xảy ra.

Danh sách bệnh viện điều trị đái tháo đường uy tín tại Hà Nội và Tp.HCM

Hà Nội

Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

Số 80, ngõ 82 Yên Lãng – Đống Đa – Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai

Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bạn đọc tham khảo thêm bài viết tại đây:

Bạn đọc tiếp tục theo dõi Chaobacsi.org để tham khảo những bài viết về sức khoẻ nhé!

Bạn ơi, bài này được chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
wpDiscuz