Bệnh sởi ở trẻ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy nắm rõ triệu chứng và cách phòng bệnh sởi để bảo vệ bé nhé!
Thời điểm hiện tại, bệnh sởi đang bùng phát thành diện rộng ở hầu khắp cả nước và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ từ 10-15 tuổi và lây lan nhanh chóng. Bố mẹ cần nắm chắc các thông tin cần thiết về bệnh sởi để có cách điều trị kịp thời khi có bệnh, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
1. Bệnh sởi là gì?
Sởi là một loại bệnh do virus gây ra, lây qua người với người thông qua đường hô hấp (lây qua các dịch tiết bắn ra khi ho và hắt hơi).
2. Triệu chứng của bệnh sởi
Giai đoạn ủ bệnh:
Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có thời gian ủ bệnh từ 10-12 ngày. Thời gian ủ bệnh người bệnh gần như không có bất cứ triệu chứng nào để nhận biết. Sau thời gian ủ bệnh thì các dấu hiệu mới bắt đầu phát ra ngoài.
Giai đoạn khởi phát:
Khi bệnh khởi phát sẽ có các triệu chứng đầu tiên, như ho liên tục không có đờm, sốt nhẹ, mắt đỏ do bị viêm võng mạc và không chịu được ánh sáng… Ngoài ra, bên trong miệng của người bệnh sẽ xuất hiện các nốt sần trắng xanh thành từng cụm gần đoạn gò má.
Giai đoạn toàn phát:
Ở giai da ở vùng mặt, cổ, cánh tay, lưng, bụng…rồi lan dần xuống đùi, hai chân. Những vết ban này thường lan rất nhanh và kèm theo đó là triệu chứng sốt cao. Lúc này người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu.
Giai đoạn lui bệnh:
Sau khi phát bệnh từ 3-5 ngày thì tình trạng sốt và phát ban thuyên giảm dần và biến mất đối với những trẻ có miễn dịch tốt. Tuy nhiên có một số trường hợp gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… Với những trường hợp biến chứng này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
3. Cách phòng và điều trị bệnh sởi
Bởi có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm như trên nên việc phòng và điều trị bệnh sởi đúng cách là rất quan trọng. Để bệnh sởi không còn là nỗi lo của các bậc phụ huynh cũng như toàn xã hội, các bố mẹ cần làm tốt những việc sau:
- Đưa bé đi tiêm phòng sởi đủ 3 mũi theo chỉ dẫn của bộ y tế. Mũi 1 tiêm lúc 9 tháng, mũi 2 tiêm lúc 18 tháng và tiêm nhắc mũi 3 khi bé được 4-6 tuổi. Với các bé chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi thì nên cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt. Bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể tốt giúp bé nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh sởi.
- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé về răng miệng, đường hô hấp…
- Không cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh, cách ly với người bị bệnh sởi.
- Tăng cường bổ sung rau quả, các vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Khi nghi ngờ bé có dấu hiệu của bệnh sởi, bố mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng xấu có thể xảy ra.
Hi vọng một số thông tin trên đây sẽ giúp các bố mẹ có thêm thông tin và kiến thức về bệnh sởi để biết cách bảo vệ con em mình tránh khỏi dịch bệnh đang bùng phát hiện nay.