• Trang chủ
  • Sức Khoẻ
    • Bệnh Nan Y
    • Bệnh Thường Gặp
  • Thuốc
  • Dinh Dưỡng
  • Giảm Cân

10 loại thực phẩm hàng đầu cho đôi mắt khỏe mạnh

2022-08-08

Rò rỉ dịch não tủy ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ

2022-08-17

Thiếu hụt vitamin B12 là gì?

2022-07-06

Bổ sung vitamin D cho trẻ như thế nào là đúng cách?

2019-03-27

Tại sao chúng ta cần chất xơ?

2022-07-18
Facebook Twitter Instagram
Tin mới
  • 12 Lợi ích sức khỏe bất ngờ của dầu mè có thể bạn chưa biết
  • Nguyên nhân nào gây ra máu có đờm?
  • Làm thế nào để ruột hoạt động tốt?
  • Điều gì có thể gây ra chảy máu trong cổ họng?
  • Phải làm gì nếu bạn bị mất giọng
  • Chào Bác Sĩ
ChàoBácSĩ.org
Facebook Pinterest Tumblr Twitter RSS
  • Trang chủ
  • Sức Khoẻ
    • Bệnh Nan Y
    • Bệnh Thường Gặp
  • Thuốc
  • Dinh Dưỡng
  • Giảm Cân
ChàoBácSĩ.org
Home»Sức Khoẻ»Bệnh Thường Gặp»Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Bệnh Thường Gặp

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Chào Bác SĩBy Chào Bác Sĩ2020-03-26Không có phản hồi9 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Reddit WhatsApp Email VKontakte Telegram
bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (Nguồn: Internet)
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest WhatsApp Email Tumblr Reddit VKontakte Telegram

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý chuyển hoá mà nồng độ đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường còn được coi như bệnh lý nền, vì đây là yếu tố nguy cơ làm tiến triển thêm các bệnh lý nguy hiểm khác.

Nội dung chính
  • Bệnh tiểu đường là gì?
  • Phân loại tiểu đường
    • Đái tháo đường tuýp 1
    • Đái tháo đường tuýp 2
    • Đái tháo đường thai kì
    • Tiền đái tháo đường
  • Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường
    • Đái tháo đường tuýp 1
    • Đái tháo đường tuýp 2
    • Đái tháo đường thai kì
  • Triệu chứng của bệnh tiểu đường
    • Ở nam giới
    • Ở nữ giới
  • Yếu tố nguy cơ
    • Đái tháo đường tuýp 1
    • Đái tháo đường tuýp 2
    • Tiểu đường thai kì
  • Điều trị tiểu đường như thế nào?
    • Đái tháo đường tuýp 1
    • Đái tháo đường tuýp 2
    • Đái tháo đường thai kì
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
  • Danh sách bệnh viện uy tín điều trị đái tháo đường tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Danh sách bệnh viện uy tín điều trị đái tháo đường tại Hà Nội
    • Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường, đây là bệnh lý do rối loạn chuyển hoá làm nồng độ đường trong máu tăng cao. Thông thường, hormone insulin là một loại hormone được tiết ra từ một tế bào của tuyến tuỵ, hormone này có chức năng giúp cho glucose được vận chuyển từ trong máu vào trong tế bào để tạo năng lượng sử dụng. Tuy nhiên, khi cơ thể bạn bị bệnh tiểu đường, các hormone insulin này không đủ để làm được điều này hoặc có thể có đủ insulin nhưng các hormone này hoạt động không hiệu quả.

Việc không điều trị và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường có thể làm xuất hiện các biến chứng ở các cơ quan khác như: Thần kinh, mắt, thận,…

Phân loại tiểu đường

Bệnh tiểu đường được phân loại như sau:

Đái tháo đường tuýp 1

Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 1 thường do tế bảo đảo tụy không tiết đủ Insulin. Từ đó, làm cơ thể thiếu hụt lượng hormone này để tham gia chuyển hoá carbonhydrat. Khoảng 10% bệnh nhân đái tháo đường có dạng này.

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - bệnh tiểu đường bệnh trầm cảm đái tháo đường đái tháo đường thai kì đái tháo đường tuýp 1 đái tháo đường tuýp 2 insulin tiền đái tháo đường tuyến tụy
Tổng quan về bệnh tiểu đường tuýp 1 (Nguồn: Internet)

Đái tháo đường tuýp 2

Đối với tuýp 2, người bệnh tăng lượng đường trong máu là do cơ thể trở nên đối kháng với các hormone insuline này, khiến quá trình chuyển hoá đường không thể thực hiện.

Đái tháo đường thai kì

Đây là loại đái tháo đường thường xuất hiện trong thời kì mang thai. Nguyên nhân xuất phát là do cơ thể người mẹ ngưng sản xuất hormone insuline. Người ta nhận thấy, sự ngưng sản xuất này là do tác động của nhau thai gây nên.

Tiền đái tháo đường

Khi lượng đường trong máu tăng hơn mức bình thường, nhưng nó vẫn chưa đủ để kết luận được là đái tháo đường tuýp 2, khi đó người ta sẽ coi đó là giai đoạn tiền đái tháo đường.

Mỗi loại đái tháo đường sẽ có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị riêng biệt.

Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây nên đái tháo đường sẽ phụ thuộc vào loại đái tháo đường mà người bệnh mắc phải.

Đái tháo đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác để gây nên tiểu đường tuýp 1 thì khó để trả lời. Một trong số nguyên nhân chính là do sự phá huỷ và tấn công nhầm lẫn của hệ thống miễn dịch vào tế bào tuyến tuỵ của cơ thể, khiến việc tiết ra hormone insulin bị gián đoạn. Ngoài ra, người ta nhận thấy gen đóng một vai trò ở một số người bị mắc đái tháo đường tuýp 1.

Đái tháo đường tuýp 2

Nguồn gốc gây nên đái thái tháo đường tuýp 2 là từ sự kết hợp giữa yếu tố gen di truyền và lối sống sinh hoạt. Thừa cân béo phì cũng là yếu tố nguy cơ cho đái tháo đường tuýp 2, khi đó các tế bào cơ thể có xu hướng chống lại hoạt động của insulin và từ đó làm tăng lượng đường trong máu một cách đáng kể.

Đái tháo đường thai kì

Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone. Khi nhau thai tiết ra hormone khi đó sẽ khiến tế bào thai phụ ít nhạy cảm hơn với tác động của insulin từ cơ thể. Đặc biệt là phụ nữ tăng cân quá nhiều trong thời kì mang thai sẽ dễ dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kì.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng của đái tháo đường thai kì thường do sự tăng lượng đường trong máu gây nên. Một số triệu chứng chính, bao gồm:

  • Ăn nhiều: Vì lượng glucose không được chuyển hoá để tạo năng lượng cho cơ thể, cho nên người bệnh thường đói rất nhanh sau bữa ăn.
  • Tiểu nhiều: Nồng độ glucose trong máu cao, vượt quá mức lọc của thận, khi đó glucose xuất hiện trong nước tiểu làm tăng áp suất thẩm thấu, làm nước khuếch tán theo gradient nồng độ. Do đó, thể tích nước tiểu tăng nhanh hơn người bình thường.
  • Uống nhiều: Do bệnh nhân tiểu nhiều, khiến cơ thể khát nhiều hơn bình thường
  • Sụt cân: Mặc dù ăn nhiều và uống nhiều nhưng cơ thể không có khả năng chuyển hoá glucose tạo năng lượng. Buộc phải thoái hoá các lipid và protid để bù trừ, nên người bệnh thường xanh xao và sụt cân.
  • Vết thương không lành: Đường huyết cao lâu ngày, làm ảnh hưởng đến bạch cầu và khả năng chống lại nhiễm khùng của cơ thể.

Ở nam giới

Bên cạnh những triệu chứng chính kể trên, khi nam giới mắc đái tháo đường còn có thể làm giảm ham muốn, rối loạn cương dương hoặc gây yếu cơ.

Ở nữ giới

Ngoài những triệu chứng chính thì ở nữ giới cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác như viêm đường tiểu, nhiễm nấm, khô và ngứa da.

Ở đái tháo đường thai kì, sản phụ đôi khi không có triệu chứng rõ ràng mà cần phải thăm khám định kì mới kiểm tra được nồng độ đường huyết.

Yếu tố nguy cơ

Đái tháo đường tuýp 1

Với đối tượng trẻ em hoặc trẻ vị thành niên mắc đái tháo đường tuýp 1 khi có bố mẹ hoặc anh chị em có vấn đề về đái tháo đường hoặc bản thân có mang gen liên quan đến bệnh.

Đái tháo đường tuýp 2

Một số yếu tố nguy cơ khiến tiểu đường tuýp 2 tiến triển, bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì
  • Tuổi tác (>45 tuổi)
  • Có bố mẹ hoặc anh chị em mắc đái tháo đường tuýp 1
  • Có đái tháo đường thai kì
  • Có tiền đái tháo đường
  • Huyết áp cao, nồng độ cholesterol cao và mỡ trong máu

Tiểu đường thai kì

Bạn có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kì, khi:

  • Thừa cân béo phì
  • Lớn hơn 25 tuổi
  • Có đái tháo đường thai kì ở lần mang thai trước
  • Tiền sử gia đình có tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - bệnh tiểu đường bệnh trầm cảm đái tháo đường đái tháo đường thai kì đái tháo đường tuýp 1 đái tháo đường tuýp 2 insulin tiền đái tháo đường tuyến tụy
Đái tháo đường thai kì (Nguồn: Internet)

Điều trị tiểu đường như thế nào?

Để điều trị đái tháo đường, bác sĩ dựa vào tình trạng sức khoẻ của bạn để lựa chọn từng loại thuốc cho phù hợp. Một số sử dụng thuốc uống, một số lại được sử dụng thuốc theo đường tiêm tĩnh mạch.

Đái tháo đường tuýp 1

Việc bổ sung insulin là hướng điều trị của đái tháo đường tuýp 1. Nó sẽ thay thế lượng insulin bị thiếu hụt trong cơ thể.

Có 4 loại insulin thường được dùng, với thời gian tác dụng và thời gian kéo dài khác nhau:

  • Insulin hoạt động nhanh bắt đầu có tác dụng trong vòng 15 phút sau khi uống và kéo dài thời gian hoạt động 3-4 giờ.
  • Insulin hoạt động ngắn bắt đầu có tác dụng trong 30 phút sau khi uống và kéo dài 6-8 giờ trong cơ thể.
  • Insulin hoạt động trung bình bắt đầu có tác dụng trong vòng 1-2 giờ sau khi vào cơ thể và kéo dài 12-18 giờ hoạt động.
  • Insulin hoạt động lâu thường bắt đầu có tác dụng sau vài giờ sau tiêm vào tĩnh mạch và kéo dài thời gian hoạt động hơn 24 giờ.

Đái tháo đường tuýp 2

Chế độ ăn uống và luyện tập thể thao có thể giúp kiểm soát tốt đái tháo đường tuýp 2. Tuy nhiên nếu thay đổi lối sống không đủ để khiến giảm lượng đường huyết hằng ngày thì bạn cần phải sử dụng thuốc để hỗ trợ.

Đái tháo đường thai kì

Bạn cần theo dõi đường huyết vài lần trong ngày trong suốt thai kì. Nếu nó có dấu hiệu cao hơn bình thường, thì chế độ ăn và lối sống lành mạnh có thể có hoặc không có tác dụng trong việc tác động vào đường huyết. Khi đó việc sử dụng insulin là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Với bệnh nhân bệnh tiểu đường, việc kiêng ăn một số loại thực phẩm là điều cần thiết, đặc biệt là các loại thực phẩm khó tiêu và hàm lường đường cao, như:

  • Thực phẩm đồ ăn ngọt, bánh kẹo, nước uống có ga,…
  • Thực phẩm giàu tính bột: Cơm, phở, bún,…
  • Đồ giàu cholesterol và chất béo bão hoà: Thịt mỡ, nội tạng động vậy, pho mát, bơ, sữa,…
  • Rượu, bia và các chất kích thích

Bên cạnh đó, việc bổ sung các thực phẩm có lợi sẽ giúp cân bằng lại nhu cầu dinh dưỡng, một số thực phẩm như:

  • Các loại trái cây ít đường: Cam quýt, bưởi, táo, ổi,…
  • Thịt nạc tươi, cá
Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - bệnh tiểu đường bệnh trầm cảm đái tháo đường đái tháo đường thai kì đái tháo đường tuýp 1 đái tháo đường tuýp 2 insulin tiền đái tháo đường tuyến tụy
Chế độ ăn uống hợp lý (Nguồn: Internet)

Danh sách bệnh viện uy tín điều trị đái tháo đường tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Danh sách bệnh viện uy tín điều trị đái tháo đường tại Hà Nội

Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

  • Địa chỉ: Ngõ 215 Ngọc Hồi – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội

Số 80, ngõ 82 Yên Lãng – Đống Đa – Hà Nội

  • Điện thoại: 024 3853 3527
  • Website: benhviennoitiet

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 3869 3731
  • Website: bachmai

Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

  • Địa chỉ: Đa khoa – Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM.
  • Điện thoại: 028 3955 5548
  • Website: bvdaihoc

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 3923 4332
  • Website: bvnguyentriphuong

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết tại đây:

  • 5 nguyên nhân gây bệnh trầm cảm thường gặp
  • 8 tác dụng của nha đam trong làm đẹp và sức khoẻ

Bạn đọc tiếp tục theo dõi Chaobacsi.org để có thêm thông tin bổ ích nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email Reddit VKontakte Telegram
Previous ArticleTại sao lại xuất hiện cơn ho?
Next Article Lupus ban đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Chào Bác Sĩ

    Related Posts

    Prednisone điều trị cơn hen suyễn như thế nào?

    Sức Khoẻ By HienHien2022-10-02

    Những điều cần biết về bệnh tiểu đường loại 1

    Sức Khoẻ By HienHien2022-09-28

    Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến trẻ em

    Sức Khoẻ By HienHien2022-09-28

    Một số dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn của bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em là gì?

    Sức Khoẻ By HienHien2022-09-28

    Bệnh tiểu đường phát triển như thế nào?

    Sức Khoẻ By HienHien2022-09-28

    Nhiễm toan ceton do đái tháo đường: Những điều cần biết

    Sức Khoẻ By HienHien2022-09-26
    Tags :bệnh tiểu đường bệnh trầm cảm đái tháo đường đái tháo đường thai kì đái tháo đường tuýp 1 đái tháo đường tuýp 2 insulin tiền đái tháo đường tuyến tụy
    Bài Mới
    Sức Khoẻ

    4 căn bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng và cách khắc phục

    By phuongle161119992022-09-131
    Dinh Dưỡng

    5 món ăn vặt ngày Tết không tăng cân vô cùng hấp dẫn

    By Khánh Ngọc Đỗ2019-01-300
    Bệnh Thường Gặp

    5 mẹo phòng bệnh xương khớp cho dân văn phòng cực hay

    By Ha Vo2019-02-150
    Giảm Cân

    5 loại trái cây giúp giảm mỡ bụng hiệu quả và an toàn

    By Khánh Ngọc Đỗ2019-02-160
    Bệnh Thường Gặp

    5 bệnh thường gặp vào mùa hè cần phòng tránh ngay

    By Thụy Dương2019-02-150
    Bài Xem Nhiều
    Bệnh Thường Gặp

    Tiểu đường thai kỳ: nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

    By Trâm Lương2019-03-050
    Sức Khoẻ

    Phân biệt bệnh Crohn và viêm loét đại tràng

    By HienHien2022-11-010
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án nội thần kinh

    By Chào Bác Sĩ2020-04-030
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án da liễu: Bệnh án viêm da cơ địa, ghẻ

    By Chào Bác Sĩ2020-04-210
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án lao phổi

    By Chào Bác Sĩ2020-03-290
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án học tập (hồi sức tích cực)

    By Chào Bác Sĩ2020-04-120
    Bệnh Nan Y

    Ung thư là gì? Cơ chế sinh bệnh của ung thư

    By Chào Bác Sĩ2020-05-140
    Bệnh Án Y Khoa

    Mẫu bệnh án sản khoa, bệnh án hậu sản

    By Chào Bác Sĩ2020-03-300
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án lao: Tràn dịch màng phổi do lao

    By Chào Bác Sĩ2020-03-270
    Sức Khoẻ

    Yếu chân: Tại sao nó xảy ra và biện pháp khắc phục

    By HienHien2022-09-120
    • Facebook
    • Pinterest
    • Twitter

    Top 3 trang web bán nhụy hoa nghệ tây (saffron) chất lượng và uy tín nhất

    2019-10-05

    Những điều cần biết về bệnh hen suyễn dai dẳng nhẹ

    2022-10-19

    Bạn gặp khó khăn khi ngủ? Tắm nước nóng trước khi đi ngủ

    2022-03-19

    Điều trị bệnh bại não

    2022-06-25

    5 lý do khiến da khô, sần sùi thật bất ngờ

    2019-03-18

    Ung thư vú cảm thấy như thế nào?

    2022-09-24

    Phải làm gì nếu bạn bị ong đốt

    2022-08-18

    Loại tinh dầu nào giúp xóa mờ nếp nhăn?

    2022-09-03

    5 dấu hiệu đau mắt đỏ bất thường bạn nên cảnh giác

    2019-04-06
    Facebook Pinterest Tumblr Twitter RSS
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Điều khoản
    • Liên hệ
    © 2025 ChaoBacSi.org

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    wpDiscuz