Đổ mồ hôi đêm là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề. Hiểu rõ nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm để sớm bảo vệ bản thân là điều cần thiết nhé các bạn!
Bình thường, vùng dưới đồi của não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng ta. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, hoạt động của vùng dưới đồi là kích thích các tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể.
Tuy nhiên, những ngày nắng nóng và tập luyện không phải là điều kiện duy nhất để vùng dưới đồi hoạt động. Một số các điều kiện khác có thể kích hoạt việc sản xuất mồ hôi dư thừa, đặc biệt là vào ban đêm. Chúng bao gồm:
1. Mất cân bằng nội tiết
Mất cân bằng nội tiết là một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm. Điều này có thể xảy ra ở những người mãn kinh, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, dậy thì và mang thai.
2. Nhiễm trùng
Các nghiên cứu về nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm phát hiện ra rằng, lao là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất liên quan đến tình trạng đổ mồ hôi đêm.
Một số các bệnh nhiễm trùng khác phổ biến như HIV, cúm và sốt cũng gây ra triệu chứng đổ mồ hôi đêm.
3. Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ, trong đó hơi thở bị gián đoạn khiến cho bạn bị ngừng thở nhiều lần trong đêm.
Điều này có thể khiến cho cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi đêm.
4. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản được xem là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm.
Bởi vì, những người gặp phải bệnh lý này thường có triệu chứng phổ biến là ợ nóng, đổ mồ hôi đêm.
5. Ung thư
Đổ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.
Các nhà khoa học cho biết, ung thư hạch và bệnh bạch hầu có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm.
6. Tác dụng phụ của thuốc
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm có thể do tác dụng phụ của nhiều loại thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm: Từ 8% đến 22% số người dùng thuốc chống trầm cảm có dấu hiệu đổ mồ hôi ban đêm.
- Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường
- Thuốc ngăn chặn nội tiết tố được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư.
- Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm do các điều kiện y tế khác
Bên cạnh những nguyên nhân gây đổ mồ hôi phổ biến mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên. Một số các bệnh và tình trạng khác có thể gây ra mồ hôi đêm, bao gồm:
- Béo phì
- Rối loạn tự miễn dịch
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn tim mạch
- Lạm dụng chất gây nghiện, đặc biệt là heroin
- Hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp
- Bệnh Parkinson
- Cường giáp
Việc điều trị đổ mồ hôi đêm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm là rất cần thiết nếu bạn là đối tượng gặp phải tình trạng này.