Glucosamine là một amino-mono-saccharide mà cơ thể tự tổng hợp được và có vai trò tạo sụn. Nhiều công ty dược phẩm đã nghiên cứu điều chế Glucosamine nhân tạo đưa vào thị trường. Vậy Glucosamine là gì? Công dụng, chỉ định và chống chỉ định thế nào?
Glucosamine là gì?
Glucosamine bản chất hóa học là một chất amino-monosaccharide. Hiểu đơn giản thì đó là một loại đường tự nhiên do cơ thể tổng hợp. Glucosamine có nhiều tác dụng đối với hệ xương khớp. Người càng cao tuổi thì khả năng sản xuất Glucosamine càng giảm.
Glucosamine đã được nghiên cứu để đưa vào sản xuất trên thị trường. Các sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ tôm hùm, cua biển. Glucosamine ở Mỹ chỉ được coi là thực phẩm phục hồi chức năng hỗ trợ cho bệnh nhân thoái hóa xương khớp, viêm xương khớp mà không phải là thuốc điều trị.
Glucosamine có 3 chế phẩm thường thấy nhất đó là Glucosamine Sulfate, glucosamine hydrochorid và Acetyl glucosamine. Sau nhiều nghiên cứu, kết luận được đưa ra là Glucosamine Sulfate mang lại kết quả phục hồi tốt nhất cho người sử dụng. 2 chế phẩm còn lại không được như vậy. Vì vậy, xem chi tiết thông tin sản phẩm khi quyết định sử dụng là vấn đề mà người tiêu dùng cần lưu ý.
Công dụng của Glucosamine trong điều trị thoái hóa khớp, viêm xương khớp
Glucosamine được biết đến chủ yếu với vai trò trong điều trị thoái hóa khớp và viêm xương khớp. Mọi công dụng được đưa ra đều dựa vào những tác dụng sinh lý tự nhiên vốn có của Glucosamine nội sinh mang lại.
- Glucosamine thúc đẩy tăng sản xuất mô sụn bao quanh bảo vệ khớp
- Glucosamine ngăn cản quá trình hủy calci xương giúp xương được bảo vệ, không thiếu calci và chắc khỏe hơn
- Glucosamine ức chế enzym để ngăn cản tác động tới việc sản sinh sụn của các enzym này
- Glucosamine kích thích tăng tiết dịch ở bao khớp để hạn chế sự khô khớp gối, viêm bao hoạt dịch,…
- Glucosamine cũng đã được nhắc đến với vai trò giảm đau nhưng giảm đau chậm, công dụng sẽ không phát huy ở giai đoạn đầu. Nếu cần dùng đến thuốc giảm đau, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp một loại thuốc giảm đau khác cho bệnh nhân.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy công dụng của Glucosamine. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rõ vấn đề rằng Glucosamine được đưa vào nghiên cứu là Glucosamine Sulfate, 2 loại còn lại được nghiên cứu ít hơn. Tác dụng của Glucosamine cũng được ứng dụng chủ yếu trên khớp gối, có thể là khớp hông, lưng, cột sống, khớp bàn tay, khớp vai. Đối với các vị trí khác thì chưa có gì chắc chắn về hiệu quả điều trị của nó. Nếu có ý định sử dụng Glucosamine, bạn hãy đọc kĩ những lưu ý sử dụng dưới đây và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị nhé!
Chỉ định Glucosamine
Glucosamine được chỉ định đối với những đối tượng mắc:
- Thoái hóa khớp gối
- Thoái hóa khớp vai
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Loãng xương
- Viêm xương khớp cấp tính
- Viêm xương khớp mãn tính
- Các tác dụng khác chưa có minh chứng rõ ràng để áp dụng vào điều trị
Chống chỉ định Glucosamine
Mặc dù không có chống chỉ định tuyệt đối, nhưng những đối tượng sau cần lưu ý trước khi quyết định sử dụng Glucosamine và các chế phẩm của nó:
- Glucosamine được sản xuất từ tôm và cua, nên người dị ứng tôm cua nên chú ý
- Người dị ứng với thành phần amino-mono-saccharide
- Một vài nghiên cứu đã nói về ảnh hưởng của Glucosamine với người hen xuyễn nên đối tượng này cũng cần cân nhắc
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Người có tiền sử mắc bệnh lý tim mạch
- Người tăng huyết áp
- Với đối tượng là trẻ nhỏ chưa đưa ra khuyến cáo cụ thể
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng cần lưu ý
Liều dùng Glucosamine
Như đã nói ở trên, công dụng và khuyến cáo của Glucosamine dành cho trẻ em dưới 18 tuổi là chưa rõ ràng nên Glucosamine sẽ không dùng cho đối tượng này. Với người lớn, liều dùng thông dụng là 1500mg/ ngày, ngày chia 1-3 lần. Uống sau bữa ăn. Nên uống với nhiều nước để cơ thể hấp thu thuốc tốt hơn.
Nếu trong thành phần thuốc không chỉ có Glucosamine mà cả các thành phần hỗ trợ khác thì cần xem xét liều phù hợp với từng loại mà bệnh nhân lựa chọn.
Glucosamine thường dùng thường xuyên liên tục trong vòng 2-3 tháng, sau đó sẽ đánh giá hiệu quả điều trị. Mỗi 6 tháng dùng nhắc lại một lần. Glucosamine không phải có hiệu quả với tất cả các đối tượng. Người dùng nên chú ý tình hình sức khỏe thay đổi của cơ thể, báo cáo bác sĩ đúng hạn để xem xét về hiệu quả, có thể tính đến các phương án đổi liều hoặc đổi thuốc kịp thời.
Những lưu ý khi sử dụng Glucosamine
- Khi lựa chọn Glucosamine, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chính xác về loại và thương hiệu.
- Glucosamine như trên đã nói có 3 loại chế phẩm và Glucosamine sulfate là loại có hiệu quả tốt nhất theo nhiều nghiên cứu báo cáo
- Glucosamine ở Mỹ được coi là thực phẩm chức năng nên sự kiểm soát không quá chặt chẽ về cơ chế sản xuất và xuất khẩu. Người dùng cần hết sức cẩn thận xem xét về nhãn hiệu trước khi mua
Những tác dụng phụ khi sử dụng Glucosamine
Mặc dù ít, nhưng Glucosamine vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ. Và nếu phát hiện bất thường khi sử dụng thuốc, người dùng nên dừng ngay lại và báo cáo với bác sĩ để có hướng xử trí.
- Chướng bụng
- Đầy hơi
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy
- Buồn nôn
- Đau dạ dày
Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc gì, chúng ta nên biết rõ công dụng, thành phần, chỉ định cũng như tác dụng phụ của nó. Glucosamine hiện nay được dùng rất phổ biến trên thị trường nhưng nhiều người đã phớt lờ các nguyên tắc trong quá trình dùng, cũng không tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này vừa không mang lại lợi ích điều trị, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe.
Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:
- Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau?
- Cảnh báo 5 thói quen xấu dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim
- 4 loại thức uống chữa gout đơn giản, hiệu quả
Chaobacsi kính chúc quý đọc giả luôn có đầy đủ sức khỏe, vui vẻ và bình an!
Đừng quên tiếp tục theo dõi và ủng hộ Chaobacsi.Org bạn nhé!