• Trang chủ
  • Sức Khoẻ
    • Bệnh Nan Y
    • Bệnh Thường Gặp
  • Thuốc
  • Dinh Dưỡng
  • Giảm Cân

Bệnh cúm kéo dài bao lâu?

2022-07-23

7 cách tuyệt vời để thoát khỏi chứng đầy hơi

2022-08-28

5 vấn đề về mồ hôi cảnh báo tình trạng sức khỏe bạn đang gặp

2019-02-25

Viêm khớp gối: Những điều bạn cần biết

2022-07-23

Người bị bệnh men gan cao nên ăn gì và không nên ăn gì để tránh biến chứng?

2019-09-24
Facebook Twitter Instagram
Tin mới
  • 12 Lợi ích sức khỏe bất ngờ của dầu mè có thể bạn chưa biết
  • Nguyên nhân nào gây ra máu có đờm?
  • Làm thế nào để ruột hoạt động tốt?
  • Điều gì có thể gây ra chảy máu trong cổ họng?
  • Phải làm gì nếu bạn bị mất giọng
  • Chào Bác Sĩ
ChàoBácSĩ.org
Facebook Pinterest Tumblr Twitter RSS
  • Trang chủ
  • Sức Khoẻ
    • Bệnh Nan Y
    • Bệnh Thường Gặp
  • Thuốc
  • Dinh Dưỡng
  • Giảm Cân
ChàoBácSĩ.org
Home»Sức Khoẻ»Bệnh Thường Gặp»Paracetamol: Tác dụng, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định
Bệnh Thường Gặp

Paracetamol: Tác dụng, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định

Chào Bác SĩBy Chào Bác Sĩ2020-03-29Không có phản hồi7 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Reddit WhatsApp Email VKontakte Telegram
paracetamol
Paracetamol là hoạt chất giảm đau, hạ sốt (Nguồn: Internet)
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest WhatsApp Email Tumblr Reddit VKontakte Telegram

Paracetamol là một loại thuốc khá quen thuộc, được biết đến với công dụng giảm đau và hạ sốt. Từ năm 1977, Paracetamol đã được WHO đưa vào danh sách các thuốc thiết yếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu đúng về bản chất và liều sử dụng Paracetamol? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Chaobacsi.org để tìm hiểu bạn nhé!

1. Tác dụng của Paracetamol

Paracetamol (Hay còn có tên gọi khác là Acetaminophen) là hoạt chất giảm đau và hạ sốt được sử dụng trong việc điều trị đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau răng, cảm cúm. Nó có khả năng làm giảm cơn đau trong viêm khớp nhẹ nhưng thường không có tác dụng trong việc điều trị viêm sưng nặng các khớp.

Về khả năng giảm đau, Paracetamol được dùng để thay thế Aspirin (Thuốc kháng viêm non-steroid). Tuy nhiên, để điều trị sưng viêm thì paracetamol không có tác dụng điều trị như Aspirin.

Về cơ bản, Paracetamol giống các thuốc chống viêm non-steroid khác về khả năng giảm đau và hạ sốt mạnh, nhưng Paracetamol thường chỉ được sử dụng để hạ sốt, giảm đau ở mức nhẹ vì các đặc tính của Paracetamol như:

  • Không có tác dụng chống viêm
  • Không thải trừ acid uric

2. Liều dùng paracetamol

Liều giảm đau hạ sốt cho người lớn

Liều chung: 325mg-650mg mỗi 4-6 giờ hoặc 1000mg mỗi 6-8 giờ uống (500mg mỗi 6-8 giờ nếu uống để giảm đau) hoặc đặt hậu môn.

Viên nén paracetamol 500mg: 2 viên 500mg uống mỗi 4-6 giờ (1 viên uống mỗi 6-8 giờ nếu dùng để giảm đau).

Paracetamol: Tác dụng, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - acetaminophen Chống chỉ định Paracetamol giảm đau Liều dùng paracetamol Paracetamol sức khỏe Tác dụng của Paracetamol Tác dụng phụ của Paracetamol thuốc giảm đau thuốc hạ sốt
Liều lượng sử dụng Paracetamol (Nguồn: Internet)

Liều giảm đau hạ sốt cho trẻ em

Liều 10-15mg/kg/liều mỗi 4-6 giờ khi cần thiết (Tối đa 5 liều trong vòng 24 giờ)

3. Một số dạng Paracetamol thường được sử dụng

Paracetamol được hấp thu theo những con đường chủ yếu như sau:

Đường uống

  • Viên nén: Hàm lượng 500mg
  • Viên sủi: Hàm lượng 500mg
  • Siro: Hàm lượng 160mmg/mL, 120mg/5mL
  • Dạng bột: Hàm lượng 80mh, 150mg, 250mg

Đường hậu môn

Hàm lượng 80mg ( Efferalgan viên đặt 80mg), hàm lượng 150mg, 300mg.

Đường tiêm tĩnh mạch

Ngoài hai dạng sử dụng phổ biến nêu trên, Paracetamol cũng được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, Paracetamol dạng tiêm truyền tĩnh mạch chỉ được chỉ định sử dụng khi hai dạng trên bệnh nhân không sử dụng được vì cách sử dụng này xâm lấn hơn.

4. Lưu ý khi sử dụng Paracetamol

Để phát huy đúng tác dụng và hạn chế những tác dụng phụ của thuốc, cần nắm rõ một số lưu ý như sau:

  • Không sử dụng quá liều được khuyến cáo
  • Không sử dụng Paracetamol trong trường hợp bị dị ứng với Acetaminophen hay Paracetamol
  • Cần tham khảo ngay ý kiến bác sĩ khi bạn gặp các vấn đề như:

Bệnh gan: Điều trị acetaminophen đối với những bệnh nhân bệnh gan có nguy cơ tăng độc tính cho gan từ quá trình chuyển hoá. Bên cạnh đó, có thể gây ứ đọng men gan, có khả năng gây tổn thương gan nghiêm trọng.

Tiền sử nghiện bia rượu: Nguy cơ bị nhiễm độc gan cao khi điều trị acetaminophen cho người nghiện rượu bia.

  • Không nên sử dụng Paracetamol khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn đang mang thai và cho con bú
  • Không tự ý uống Paracetamol kết hợp với các loại thuốc khác nếu không có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Paracetamol: Tác dụng, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - acetaminophen Chống chỉ định Paracetamol giảm đau Liều dùng paracetamol Paracetamol sức khỏe Tác dụng của Paracetamol Tác dụng phụ của Paracetamol thuốc giảm đau thuốc hạ sốt
Cần có chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng Paracetamol cho phụ nữ mang thai (Nguồn: Internet)

5. Chống chỉ định Paracetamol

Mặc dù Paracetamol là thuốc ít độc tính, hầu như không gây ra các tác dụng phụ và được bán tự do tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, Paracetamol cũng được chống chỉ định cho một số trường hợp như:

  • Người có bệnh thận, gan, tim phổi, có tiền sử thiếu máu nhiều lần
  • Người quá mẫn với Paracetamol
  • Người thiếu hụt Glucose-6- phosphat dehydrogenase ( G6PD là men xúc tác các quá trình chuyển hoá trong tế bào, đặc biệt quan trọng với hồng cầu trong máu).

6. Tác dụng phụ của Paracetamol

Khi sử dụng Paracetamol ở liều khuyến cáo hầu như an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên, ở một số thể trạng có khả năng dị ứng thì sử dụng Paracetamol cũng có thể gây nên những phản ứng dị ứng từ nhẹ đến nặng:

  • Phát ban
  • Khó thở
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, họng
  • Sốt nhẹ
  • Đau dạ dày, nôn ói và ăn mất ngon
  • Phân màu đất sét, nước tiểu màu sậm
  • Bệnh vàng da

Thông thường, Paracetamol được oxy hoá tại gan và tạo ra N-acetyl paraben zoquinonimin. Sau đó, chất chuyển hoá này sẽ được khử độc ngay bằng liên hợp các glutathion có mặt tại gan. Tuy nhiên, khi quá liều paracetamol, nồng độ N-acetyl paraben zoquinonimin được tạo ra quá nhiều làm liên hợp các glutathion không khử độc hoàn toàn được, khi đó chúng sẽ gắn vào các tế bào gan và gây hoại tử tế bào gan.

Khi phát hiện những dấu hiệu dị ứng trên, cần ngưng uống thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hướng dẫn.

7. Xử trí khi quá liều

Paracetamol nếu sử dụng đúng liều điều trị thì hầu như không có tác dụng phụ, không gây kích ứng hệ tiêu hoá, không thay đổi kiềm toan. Tuy nhiên, khi Paracetamol được sử dụng quá liều (>4g/ngày) có thể dẫn đến sự hoại tử tế bào gan.

Paracetamol: Tác dụng, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - acetaminophen Chống chỉ định Paracetamol giảm đau Liều dùng paracetamol Paracetamol sức khỏe Tác dụng của Paracetamol Tác dụng phụ của Paracetamol thuốc giảm đau thuốc hạ sốt
Quá liều Paracetamol (Nguồn: Internet)

Biểu hiện khi quá liều sử dụng:

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Xanh tím da, niêm mạc và móng tay
  • Truỵ mạch và sốc (Ngộ độc nặng)

Để xử trí khi sử dụng quá liều Paracetamol, cần thực hiện các cách sau:

  • N- acetylcystein (NAC) là hoạt chất có tác dụng giảm độc tính do quá liều Paracetamol. Tuy nhiên cần sử dụng trong vòng 36 giờ kể từ khi uống Paracetamol, sau 36 giờ hiệu quả điều trị kém.
  • Rửa sạch dạ dày trong vòng 4 giờ sau khi uống (Cho mọi trường hợp bị quá liều Paracetamol)
  • Than hoạt tính, thuốc tẩy muối, nước chè đặc làm giảm hấp thu Paracetamol.
Paracetamol: Tác dụng, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định - Bệnh Thường Gặp Sức Khoẻ - acetaminophen Chống chỉ định Paracetamol giảm đau Liều dùng paracetamol Paracetamol sức khỏe Tác dụng của Paracetamol Tác dụng phụ của Paracetamol thuốc giảm đau thuốc hạ sốt
N-acetylcystein (Nguồn: Internet)

Đối với xử trí bằng NAC thì liều dùng như sau:

  • Tiêm truyền tĩnh mạch: Có nhiều phác đồ điều trị cho dạng tiêm truyền tĩnh mạch, bên cạnh đó các phác đồ còn phụ thuộc vào từng lứa tuổi.
  • Đường uống: Liều đầu tiên: 140 mg/kg, các liều tiếp theo 70mg/kg/lần uống mỗi 4 giờ.

Paracetamol là hoạt chất giảm đau hạ sốt có hiệu quả tốt, được ưu tiên sử dụng và bán tự do ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vì thế mà lơ là trong việc sử dụng chúng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn liều dùng và cách sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.

Bạn đọc tham khảo thêm bài viết về sức khỏe tại đây:

  • Tại sao lại xuất hiện cơn ho
  • Nên hay không cắt amidan cho trẻ

Bạn đọc tiếp tục theo dõi Chaobacsi.org để tham khảo được những bài viết về sức khỏe bạn nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email Reddit VKontakte Telegram
Previous ArticleMù thoáng qua: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Next Article Bệnh án lao phổi
Chào Bác Sĩ

    Related Posts

    12 Lợi ích sức khỏe bất ngờ của dầu mè có thể bạn chưa biết

    Sức Khoẻ By Trần Giang2022-12-04

    Những điều cần biết về viêm loét đại tràng

    Sức Khoẻ By HienHien2022-11-01

    Điều gì sẽ xảy ra sau khi cắt tử cung âm đạo

    Sức Khoẻ By HienHien2022-10-29

    Coronavirus và sức khỏe tim mạch

    Sức Khoẻ By HienHien2022-10-23

    Khi nào đến bệnh viện vì bệnh hen suyễn

    Sức Khoẻ By HienHien2022-10-14

    Hút thuốc ảnh hưởng đến những người bị hen suyễn như thế nào?

    Sức Khoẻ By HienHien2022-10-14
    Tags :acetaminophen Chống chỉ định Paracetamol giảm đau Liều dùng paracetamol Paracetamol sức khỏe Tác dụng của Paracetamol Tác dụng phụ của Paracetamol thuốc giảm đau thuốc hạ sốt
    Bài Mới
    Sức Khoẻ

    4 căn bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng và cách khắc phục

    By phuongle161119992022-09-131
    Dinh Dưỡng

    5 món ăn vặt ngày Tết không tăng cân vô cùng hấp dẫn

    By Khánh Ngọc Đỗ2019-01-300
    Bệnh Thường Gặp

    5 mẹo phòng bệnh xương khớp cho dân văn phòng cực hay

    By Ha Vo2019-02-150
    Giảm Cân

    5 loại trái cây giúp giảm mỡ bụng hiệu quả và an toàn

    By Khánh Ngọc Đỗ2019-02-160
    Bệnh Thường Gặp

    5 bệnh thường gặp vào mùa hè cần phòng tránh ngay

    By Thụy Dương2019-02-150
    Bài Xem Nhiều
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án nội thần kinh

    By Chào Bác Sĩ2020-04-030
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án da liễu: Bệnh án viêm da cơ địa, ghẻ

    By Chào Bác Sĩ2020-04-210
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án học tập (hồi sức tích cực)

    By Chào Bác Sĩ2020-04-120
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án lao phổi

    By Chào Bác Sĩ2020-03-290
    Bệnh Thường Gặp

    Tiểu đường thai kỳ: nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

    By Trâm Lương2019-03-050
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án nội khoa – bệnh án thần kinh tai biến mạch máu não

    By Chào Bác Sĩ2020-04-230
    Dinh Dưỡng

    Cách chuẩn bị thức ăn cho cả tuần nhiều dinh dưỡng, khoa học dành cho người bận rộn

    By HienHien2022-03-160
    Bệnh Án Y Khoa

    Mẫu bệnh án sản khoa, bệnh án hậu sản

    By Chào Bác Sĩ2020-03-300
    Bệnh Thường Gặp

    9 dấu hiệu suy thận cảnh báo mọi người nên biết

    By Thụy Dương2019-03-300
    Giảm Cân

    5 cách ăn dứa để giảm cân lấy lại vóc dáng thon gọn

    By kim thu trịnh2019-06-170
    • Facebook
    • Pinterest
    • Twitter

    12 Lợi ích sức khỏe bất ngờ của dầu mè có thể bạn chưa biết

    2022-12-04

    5 cách giảm cân hiệu quả mà đơn giản không phải ai cũng biết

    2019-02-26

    Các giai đoạn của bệnh Crohn là gì?

    2022-11-01

    9 cách tự làm hiệu quả để kiểm soát chứng khô mắt

    2022-08-15

    Cách trị mụn đầu đen ở lưng

    2022-08-10

    Bệnh tiểu đường loại 2 có thể thay đổi như thế nào theo thời gian

    2022-08-19

    8 vấn đề sức khỏe liên quan đến ngủ không đủ giấc

    2022-08-22

    4 cách giảm cân bằng khoai lang dễ dàng

    2019-03-26

    Bạn nên ăn gì sau khi tập thể dục?

    2022-07-12
    Facebook Pinterest Tumblr Twitter RSS
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Điều khoản
    • Liên hệ
    © 2025 ChaoBacSi.org

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    wpDiscuz