• Trang chủ
  • Sức Khoẻ
    • Bệnh Nan Y
    • Bệnh Thường Gặp
  • Thuốc
  • Dinh Dưỡng
  • Giảm Cân

Mọi điều bạn cần biết về bệnh viêm loét dạ dày

2022-08-30

Vàng da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

2022-06-17

Bệnh bạch cầu đơn bào cấp tính là gì?

2022-09-22

Các biện pháp điều trị tại nhà tốt nhất cho bệnh cúm dạ dày là gì?

2022-07-23

Những điều cần biết về dị ứng đậu nành

2022-09-08
Facebook Twitter Instagram
Tin mới
  • 12 Lợi ích sức khỏe bất ngờ của dầu mè có thể bạn chưa biết
  • Nguyên nhân nào gây ra máu có đờm?
  • Làm thế nào để ruột hoạt động tốt?
  • Điều gì có thể gây ra chảy máu trong cổ họng?
  • Phải làm gì nếu bạn bị mất giọng
  • Chào Bác Sĩ
ChàoBácSĩ.org
Facebook Pinterest Tumblr Twitter RSS
  • Trang chủ
  • Sức Khoẻ
    • Bệnh Nan Y
    • Bệnh Thường Gặp
  • Thuốc
  • Dinh Dưỡng
  • Giảm Cân
ChàoBácSĩ.org
Home»Dinh Dưỡng»Vitamin E là gì? Công dụng của vitamin E và cách bổ sung khoa học
Dinh Dưỡng

Vitamin E là gì? Công dụng của vitamin E và cách bổ sung khoa học

Phuong TranBy Phuong Tran2020-02-03Updated:2023-02-02Không có phản hồi8 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Reddit WhatsApp Email VKontakte Telegram
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest WhatsApp Email Tumblr Reddit VKontakte Telegram

Vitamin E là dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể, được biết đến từ lâu với tác dụng chống oxy hoá và ngày càng trở lên phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bổ sung vitamin E hợp lí. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vitamin E là gì? tác dụng và cách bổ sung vitamin E khoa học qua bài viết dưới đây nhé!

Vitamin E là gì?

Vitamin E là chất gồm một dây phytyl no có 16 carbon, một nhân chromanol. Sự thay đổi về vị trí nhóm methyle (CH3) trên nhân và số lượng carbon tạo thành nhiều dạng khác nhau. Alphatocopherol là dạng chính, phổ biến trong tự nhiên, đồng thời có hoạt tính mạnh nhất.

Vitamin E có khả năng tan trong dầu. Nó chịu được nhiệt khá cao, nấu ăn hàng ngày không bị phá hủy nhưng phân hủy nhanh chóng khi gặp tia tử ngoại. Vitamin E có thể cung cấp hydro nguyên tử để khử gốc tự do nên là chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.

Vitamin E là gì? Công dụng của vitamin E và cách bổ sung khoa học - Dinh Dưỡng - dinh dưỡng dưỡng ẩm da trái cây vitamin vitamin E
Vitamin E (Nguồn: Internet).

Nguồn gốc của vitamin E

Dựa theo nguồn gốc, vitamin E chia thành 2 loại: vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên và vitamin E tổng hợp.

Vitamin E thiên nhiên có phổ biến trong các loại dầu thực vật như đậu tương, cọ dầu, hạt hướng dương, oliu… Ngoài ra quả nhót gai, dương đào, mầm lúa mì, cá, bơ lạc, rau lá xanh… cũng là nguồn cung cấp nó. Vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên là đồng phân duy nhất của d-alpha tocopherol và có tác dụng tốt nhất.

Vitamin E tổng hợp có công thức là dl – alpha tocopherol, gồm 8 đồng phân nhưng chỉ có 1 đồng phân giống vitamin E thiên nhiên là d – alpha tocopherol ( chiếm 12,5%) nên tác dụng của nó thấp hơn so với loại có nguồn gốc thiên nhiên. Tuy nhiên vitamin E tổng hợp có giá thành tốt hơn.

Vitamin E là gì? Công dụng của vitamin E và cách bổ sung khoa học - Dinh Dưỡng - dinh dưỡng dưỡng ẩm da trái cây vitamin vitamin E
Vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên (Nguồn: Internet).

Tác dụng vitamin E

1. Tác dụng của vitamin E với làn da

  • Dưỡng ẩm da khô: Vitamin E cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng làn da, đặc biệt phù hợp với người da khô, nứt nẻ do mất nước, da bong tróc.
  • Ngăn ngừa sự lão hoá da: Vitamin E giúp cho quá trình sản xuất collagen, có công dụng duy trì, cải thiện độ đàn hồi của da. Nhờ vậy, các dấu hiệu lão hóa trên da như nếp nhăn, đồi mồi, dấu chân chim… sẽ diễn ra chậm hơn.
  • Loại bỏ những đốm đen trên da: Các gốc tự do khi hoạt động sẽ làm tăng sắc tố là xuất hiện những đốm đen trên da, đặc biệt là khi bị cháy nắng. Nhờ các chất chống oxy hóa trong vitamin E trung hoà tác động của các gốc tự do, ngăn chặn, làm mờ đốm đen, dịu da bị cháy nắng.
  • Làm mờ vết rạn da: Khi da kém đàn hồi và bị quá tải thì những vết rạn da sẽ xuất hiện. Vitamin E thúc đẩy quá trình sản xuất collagen và cải thiện vấn đề này.
  • Làm sạch da: Vitamin E có khả năng loại bỏ vi khuẩn, tế bào chết, bụi bẩn trên làn da và góp phần làm sạch da. Đặc biệt, nó không làm mất cân bằng tiết dầu như các loại mỹ phẩm dùng để tẩy trang khác.
Vitamin E là gì? Công dụng của vitamin E và cách bổ sung khoa học - Dinh Dưỡng - dinh dưỡng dưỡng ẩm da trái cây vitamin vitamin E
Vitamin E giúp làm đẹp da (Nguồn: Internet).

2. Tác dụng của vitamin E với tóc

  • Kích thích mọc tóc: Vitamin E cải thiện lưu thông máu đến da đầu nhờ các chất chống oxy hoá. Da đầu khỏe mạnh thúc đẩy nang tóc phát triển, tóc mọc nhanh và dày hơn.
  • Giúp tóc bóng mượt, cải thiện tình trạng chẻ ngọn: Vitamin E với khả năng giữ ẩm sâu giúp tóc bóng, mượt mà, không khô xơ. Đồng thời, tăng cường độ ẩm cho tóc giúp sự liên kết giữa các tế bào trong sợi tóc tốt hơn, đàn hồi tốt hơn, giảm chẻ ngọn.

3. Tác dụng khác của vitamin E

  • Đối với phụ nữ có thai, vitamin E giúp ích cho sự phát triển của thai nhi, giảm tỷ lệ sinh non, sảy thai.
  • Đối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, vitamin E giúp giảm triêụ chứng bốc hoả, rối loạn kinh nguyệt…, ổn định tâm lý.
  • Đối với bé trai, vitamin E hạn chế tình trạng teo tinh hoàn, với bé gái giúp phát triển tử cung. Vitamin E còn giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh ở trẻ gái trong độ tuổi vị thành niên.
  • Cân bằng lượng hormones.
  • Giảm thiểu những triệu chứng PMS; hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
  • Cải thiện thị lực, tăng độ bền cơ bắp.

Tác hại khi lạm dụng vitamin E

  • Đau đầu, chóng mặt,choáng váng, suy nhược.
  • Thay đổi thị lực, gây thoái hoá võng mạc do các sắc tố, mờ mắt.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Yếu cơ bắp, ảnh hưởng đến tế bào thần kinh, xáo trộn dẫn truyền làm tê đầu ngón tay, ngón chân, mất cảm giác bàn chân.
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu như chảy máu nướu răng, chảy máu cam…
  • Dùng quá liều khiến tình trạng da tệ hơn, dị ứng, mẩn đỏ, nổi mụn nhiều hơn trước.
Vitamin E là gì? Công dụng của vitamin E và cách bổ sung khoa học - Dinh Dưỡng - dinh dưỡng dưỡng ẩm da trái cây vitamin vitamin E
Cần chú ý khi sử dụng các chế phẩm từ vitamin E (Nguồn: Internet).

Cách bổ sung vitamin E đúng cách

1. Liều dùng vitamin E khoa học

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (recommended dietary allowance – RDA) với vitamin E như sau:

  • Từ 1 tới 3 tuổi: 6 mg/ngày (~ 9 IU/ngày).
  • Từ 4 tới 8 tuổi: 7 mg/ngày (~ 10,4 IU/ngày).
  • Từ 9 tới 13 tuổi: 11 mg/ngày (~ 16,4 IU/ngày).
  • Từ 14 tuổi trở lên: 15 mg/ngày (~ 22,4 IU/ngày).
  • Phụ nữ có thai: 15 mg/ngày (~ 22,4 IU/ngày).
  • Phụ nữ đang cho con bú: 19 mg/ngày (~ 28,5 IU/ngày).

Giới hạn an toàn đối với lượng vitamin E bổ sung lớn nhất có thể sử dụng thay đổi theo độ tuổi như sau:

  • Từ 1 tới 3 tuổi: không quá 200 mg/ngày (~ 300 IU/ngày).
  • Từ 4 tới 8 tuổi: không quá 300 mg/ngày (~ 450 IU/ngày).
  • Từ 9 tới 13 tuổi: không quá 600 mg/ngày (~ 900 IU/ngày).
  • Từ 14 tới 18 tuổi: không quá 800 mg/ngày (~ 1200 IU/ngày).
  • Từ 19 tuổi trở lên: không quá 1000 mg/ngày (~ 1500 IU/ngày).

Tìm mua vitamin E bổ sung cho cơ thể tại đây.

2. Cách uống vitamin E

Chắc hẳn nhiều người sẽ có chung câu hỏi: “ Uống vitamin E vào thời gian nào trong ngày?”. Câu trả lời là có thể uống vào sáng, tối, trước hoặc sau bữa ăn. Không dùng vitamin E với vitamin K, aspirin cùng lúc. Với thuốc chứa nhiều sắt, nên dùng cách tối thiểu từ 8 – 12 tiếng. Không sử dụng vitamin dạng uống để bôi lên mặt.

3. Ăn thế nào để hấp thụ vitamin E tốt nhất?

Vitamin E thuộc nhóm vitamin tan trong dầu (mỡ). Nó được hấp thu ở phần giữa của ruột non. Quá trình này cần có muối mật cùng men lipase của tuỵ, hấp thu cùng lúc với chất béo và đến hệ tuần hoàn bằng đường bạch huyết.

Để hấp thu được vitamin E phải ăn đủ dầu mỡ. Ví dụ nếu chỉ ăn giá đỗ sống thì khả năng hấp thu vitamin E sẽ rất kém, nhưng nếu trộn với dầu ăn ở dạng salat thì vitamin E sẽ được hấp thu nhiều hơn. Ngoài ra, dầu ăn cũng cung cấp vitamin E.

Vitamin E là gì? Công dụng của vitamin E và cách bổ sung khoa học - Dinh Dưỡng - dinh dưỡng dưỡng ẩm da trái cây vitamin vitamin E
Bạn có thể dùng viatmin E dưới nhiều dạng (Nguồn: Internet).

4. Có nên bôi vitamin E trực tiếp lên da?

Bôi vitamin E lên da giúp ngăn ngừa tia UV trong ánh nắng mặt trời gây hại. Tuy nhiên, chỉ nên bôi vitamin E những người có làn da khô, da lão hóa. Dùng vitamin E bôi lên da nhờn có thể gây mụn làm phản tác dụng.

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

  • Vitamin A là gì? Tác dụng và cách bổ sung Vitamin A khoa học
  • 5 nguyên tắc ăn trái cây để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng

Với bài viết trên đây, chaobacsi.org hi vọng đã đưa tới những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể phần nào hiểu hơn về vitamin E, tác dụng và cách bổ sung sao cho khoa học, hợp lý. Đừng quên theo dõi chuyên mục Sức khỏe của chaobacsi.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới bạn nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email Reddit VKontakte Telegram
Previous ArticleTỏi đen là gì? Công dụng của tỏi đen đối với sức khỏe như thế nào?
Next Article Cảnh báo 5 đối tượng dễ bị lây nhiễm virus corona
Phuong Tran

    Related Posts

    Phân biệt bệnh Crohn và viêm loét đại tràng

    Sức Khoẻ By HienHien2022-11-01

    Lợi ích sức khỏe của microgreen

    Sức Khoẻ By HienHien2022-09-18

    5 thói quen tốt nhưng thực sự lại có hại cho sức khỏe của chúng ta

    Sức Khoẻ By Cinis2022-09-17

    Những nguyên nhân gây ra đau nhức cơ không rõ nguyên nhân là gì?

    Sức Khoẻ By HienHien2022-09-14

    Lợi ích của việc uống sữa ong chúa

    Sức Khoẻ By HienHien2022-09-09

    Mật ong có tốt cho bạn hơn đường không?

    Sức Khoẻ By HienHien2022-09-09
    Tags :dinh dưỡng dưỡng ẩm da trái cây vitamin vitamin E
    Bài Mới
    Sức Khoẻ

    4 căn bệnh nghề nghiệp của dân văn phòng và cách khắc phục

    By phuongle161119992022-09-131
    Dinh Dưỡng

    5 món ăn vặt ngày Tết không tăng cân vô cùng hấp dẫn

    By Khánh Ngọc Đỗ2019-01-300
    Bệnh Thường Gặp

    5 mẹo phòng bệnh xương khớp cho dân văn phòng cực hay

    By Ha Vo2019-02-150
    Giảm Cân

    5 loại trái cây giúp giảm mỡ bụng hiệu quả và an toàn

    By Khánh Ngọc Đỗ2019-02-160
    Bệnh Thường Gặp

    5 bệnh thường gặp vào mùa hè cần phòng tránh ngay

    By Thụy Dương2019-02-150
    Bài Xem Nhiều
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án da liễu: Bệnh án viêm da cơ địa, ghẻ

    By Chào Bác Sĩ2020-04-210
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án nội thần kinh

    By Chào Bác Sĩ2020-04-030
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án học tập (hồi sức tích cực)

    By Chào Bác Sĩ2020-04-120
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án lao phổi

    By Chào Bác Sĩ2020-03-290
    Bệnh Thường Gặp

    Tiểu đường thai kỳ: nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh

    By Trâm Lương2019-03-050
    Bệnh Án Y Khoa

    Bệnh án nội khoa – bệnh án thần kinh tai biến mạch máu não

    By Chào Bác Sĩ2020-04-230
    Bệnh Thường Gặp

    9 dấu hiệu suy thận cảnh báo mọi người nên biết

    By Thụy Dương2019-03-300
    Bệnh Án Y Khoa

    Mẫu bệnh án sản khoa, bệnh án hậu sản

    By Chào Bác Sĩ2020-03-300
    Dinh Dưỡng

    Cách chuẩn bị thức ăn cho cả tuần nhiều dinh dưỡng, khoa học dành cho người bận rộn

    By HienHien2022-03-160
    Giảm Cân

    5 cách ăn dứa để giảm cân lấy lại vóc dáng thon gọn

    By kim thu trịnh2019-06-170
    • Facebook
    • Pinterest
    • Twitter

    COVID-19 ở trẻ em và những điều cần lưu ý

    2022-05-19

    5 cách phòng tránh say nắng trong mùa hè thật hữu ích

    2019-02-16

    Những điều cần biết về chứng đau nửa đầu liệt nửa người

    2022-10-29

    Những lý do có thể khiến việc giảm cân không hoạt động

    2022-07-10

    Bí quyết giúp trẻ tăng chiều cao tối đa thật hữu ích

    2019-02-28

    Các biện pháp tự nhiên cho mức cholesterol cao

    2022-09-06

    Cắt bỏ vú là gì?

    2022-10-08

    9 nhóm dinh dưỡng cho người ăn chay khỏe mạnh

    2019-03-03

    Những điều cần biết về bệnh viêm loét đại tràng

    2022-11-01
    Facebook Pinterest Tumblr Twitter RSS
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Điều khoản
    • Liên hệ
    © 2025 ChaoBacSi.org

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    wpDiscuz